Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Ngày học của học sinh Nhật Bản


Tại Nhật Bản 6:30 am: đây là thời điểm mà các bạn nhà ở xa trường phải dậy rồi. Vì tuy giờ học đến 8h30 mới bắt đầu nhưng các bạn còn phải đón tàu điện đến trường. Các bạn nhà ở gần thì có thế ngủ nướng thêm một tí, nhưng cũng không được lâu quá đâu vì ngay cả các bé tiểu học cũng phải tự đi bộ đến trường chứ không được bố mẹ đưa đón như các bạn ở Việt Nam. Thế nên nếu ngủ muộn quá là sẽ giống như Sakura-chan, sáng nào cũng phải vội vàng lo muộn học đấy.

Tyourei
Mỗi lớp có 40-45 học sinh, do một giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Vào buổi sáng thường có 4 tiết học. Mỗi tiết học kéo dài từ 40-45’ đối với tiểu học và 50’ cho học sinh trung học. Mỗi khi giáo viên vào lớp, các học sinh sẽ đứng dậy và cúi chào tập thể. Thường thì lớp trưởng sẽ đứng ra chỉ đạo lớp làm việc này.

Các tiết học diễn ra trong cùng một phòng học, cách nhau bởi 5 đến 10’ giải lao. Ở nhiều trường tiểu học còn có thêm 20’ nghỉ giữa giờ. Do học sinh không phải đổi phòng học khi hết giờ nên lớp học vào giờ giải lao khá ồn ào. Tuy nhiên nếu tiết học tiếp theo là thể dục thì mọi người sẽ rời lớp để đi thay đồ. Theo quy định, nam và nữ không học chung lớp thể dục. Thường thì sẽ có hai lớp học cùng lúc ở gần nhau do hai giáo viên phụ trách.
 
Bento
Giờ ăn trưa bắt đầu vào 12h30 và kéo dài khoảng 40-45’. Bữa trưa được ăn ngay tại trường. Một vài trường có căng tin bán thức ăn nhưng không phải trường nào cũng có. Thế nên mọi người thường mang theo một hộp cơm gọi là bento. ( Bento- Nghệ thuật cơm hộp ở Nhật ) . Hộp cơm này được chuẩn bị sẵn ở nhà, và thức ăn do đó cũng khác nhau tuỳ từng người. Dĩ nhiên là nếu có điều kiện bạn vẫn có thể mua bánh mỳ, bánh ngọt hay mì sợi ở trường. Nước ngọt có thể mua ở các máy bán hàng tự động Jihanki. Nhưng hãy cẩn thận vì giờ nghỉ chỉ có hạn mà số người có nhu cầu rất đông nên chưa chắc bạn đã chen chân vào được.

Sau bữa trưa, mọi người quay lại lớp để chuẩn bị cho các tiết học buổi chiều bắt đầu ngay sau đó. Không thấy ngủ trưa, làm thế nào mà các bạn học tiếp buổi chiều được nhỉ?Khi lớp học kết thúc vào buổi chiều, một công việc khác bắt đầu. Đó là souzi touban hay trực nhật lớp. Nhóm trực nhật được phân công sẽ không được về mà phải ở lại làm công việc dọn vệ sinh cuối ngày. Và trước khi ra về, một bạn học sinh sẽ phải làm nhiệm vụ viết gakkyuu nissi, ghi chép lại về các hoạt động của cả lớp trong ngày hôm đó. Sau đó cuốn sổ sẽ được nộp lại cho văn phòng.
 

Kyudo
Rời khỏi trường, không phải bạn nào cũng về nhà ngay. Các bạn nữ thường tụ tập đi shopping, ăn quà vặt hoặc kéo vào đâu đó chơi trước khi về. Đây cũng là lúc thành viên các câu lạc bộ ở trường họp nhau lại bàn về các hoạt động của nhóm. Sau giờ học là thời gian mà lớp học thêm ngoài giờ, juku và yobiko, bắt đầu hoạt động. Ước tính có đến 60% học sinh trung học Nhật đi học thêm buổi tối sau giờ học. Các lớp học này có địa điểm gần các ga tàu điện, giúp cho học sinh đến thẳng từ trường khá dễ dàng.



Sau khi cùng gia đình sum họp quanh bữa tối, toàn bộ thời gian còn lại được dành cho việc làm bài tập và chuẩn bị cho ngày hôm sau. Bận rộn quá phải không? Nhưng đã đến lúc đi ngủ rồi. Ichi cũng phải chào tạm biệt các bạn thôi, chúc các bạn ngủ ngon.
Oyasumi nasai! 



Sưu Tầm


Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

10 điều bạn nên biết trước khi đến Nhật Bản

Dưới đây là 10 điều về văn hóa Nhật Bản bạn cần phải biết trước khi đến Nhật Bản dù là du lịch hay du học nhật bản.

1. Sự tôn trọng

Cúi đầu là một hình thức quan trọng trong khi chào hỏi và xin lỗi trong xã hội Nhật Bản. Ngay từ khi mới bước chân vào trường tiểu học, người Nhật đã học cách kính trọng những người lớn tuổi hơn – và cúi chào chính là một phần của điều đó. Bạn cúi người thấp như thế nào và với ai cũng quan trọng không kém. Bạn cúi chào bạn bè thân thiết một cách nhanh chóng khoảng 30 độ, và đối với cấp trên của bạn trong công việc và người lớn tuổi phải cúi thấp hơn vào khoảng 70 độ. Ngôn ngữ lịch sự là điều tất yếu, dĩ nhiên rồi. Khi bạn xưng hô với một người hơn tuổi mình, bạn phải luôn luôn thêm hậu tố “san” một cách kính trọng sau tên của họ..

2. Cách ăn uống
Nếu như bạn được mời đến một buổi tiệc ăn uống (“nomikai”), đừng chỉ rót bia cho mỗi mình bạn và bắt đầu uống. Cách cư xử đúng đắn bắt buộc bạn phải bắt đầu với nâng cốc chúc mừng, đưa ly của bạn lên bằng một tay và nói “Kanpai!” (cheers!). Thông thường, khi bạn ngồi xuống chỗ, một nam / nữ phục vụ sẽ đưa cho bạn một “oshibori” (khăn ướt nhỏ) để lau sạch tay bạn trước bữa ăn. Phép xã giao khi ăn uống rất nghiêm ngặt ở Nhật Bản; tuy nhiên, bạn có thể húp sùm sụp khi ăn mì. Điều đó sẽ cho đầu bếp biết rằng bạn rất thích món ăn của họ.

3. Tiền boa là không cần thiết
Tại Nhật, không cần thiết phải boa tiền cho nhân viên phục vụ ở khách sạn, quán bar hay nhà hàng, tài xế taxi, vân vân... Thực ra, cho ai đó tiền boa sẽ gây rắc rối cho họ và cũng là một cử chỉ khá thô lỗ khi bạn đang ở Nhật Bản. Nhân viên phải phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng là một điều rất bình thường. Giá cả đã bao gồm luôn cả tiền boa.

4. Dùng đũa
Bạn sẽ cần phải sử dụng đũa khi ăn uống trong các nhà hàng Nhật Bản. Người dân Nhật Bản, vì một lý do nào đó, luôn nghĩ rằng sẽ rất khó khăn cho người phương Tây khi sử dụng đũa, và họ thường hay bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy một người ngoại quốc có thể dùng đũa khi ăn.

5. Bước vào một ngôi nhà
Phong tục ở Nhật Bản là phải bỏ giày dép ra khi bạn bước chân vào một ngôi nhà hoặc các công ty và chỗ trọ theo pheo phong cách Nhật Bản. Bạn thường sẽ thấy một cái giá ngay cửa vào, cùng các đôi dép đi trong nhà để bạn đổi giày. Một vài người Nhật còn mang theo cả đôi dép lê của họ phòng những trường hợp không có dép để thay. Ngoài ra còn có một loại dép lê đặc biệt chỉ để sử dụng trong nhà vệ sinh, do đó hãy nhớ rằng đừng mang những đôi dép này ra ngoài.

6. Khẩu trang
Tại hầu hết mọi đất nước, bạn sẽ không thể trông thấy bất kỳ ai đeo khẩu trang khử trùng bên ngoài phòng mổ. Nhưng ở Nhật, mặt khác, bạn sẽ thấy hàng ngàn người mang khẩu trang ngoài trời, đặc biệt là vào mùa thu và mùa đông. Chúng giúp người mang tránh khỏi bị cảm cúm hay các loại dị ứng đau đớn. Sẽ không được chấp nhận nếu như một nhân viên Nhật Bản phải nghỉ làm một ngày chỉ vì nhức đầu sổ mũi, vì vậy những chiếc khẩu trang đó khá là quan trọng.

7. Trình tự và tính hài hòa
Nghe nói rằng văn hóa phương Tây thúc đẩy chủ nghĩa cá nhân. Văn hóa Nhật Bản, mặt khác, lại coi trọng những giá trị ngược lại. Người dân Nhật Bản không muốn làm xáo trộn trật tự và hài hòa của xã hội. Làm cho người khác chú ý đến và tự quyết đoán là đức tính tốt với người phương Tây, nhưng chắc chắn không phải ở Nhật Bản. Chẳng hạn như, nói chuyện trên điện thoại đi động trên tàu hoặc xe buýt, hỉ mũi trước mặt người khác, ăn uống khi đang nói chuyện được xem là những cách cư xử xấu tại Nhật Bản.

8. Phòng tắm Nhật Bản
Có rất nhiều nhà tắm công cộng và spa trong thành phố và các khu vực nông thôn. Cách tắm của người dân Nhật Bản cũng khác biệt với phương Tây. Đầu tiên, bạn cần tắm sơ cơ thể bạn trước khi bước vào bồn tắm để ngâm mình. Nhà tắm công cộng (“sento”) là một nơi tuyệt vời để thư giãn. Nhưng dĩ nhiên, bạn phải tập làm quen với việc để người khác nhìn bạn khỏa thân.

9. Đàm thoại tiếng Anh
Rất nhiều người Nhật Bản nghĩ rằng người nước ngoài không thể nói được tiếng Nhật hoặc chỉ biết một ít, vì vậy họ sẽ thường cố gắng nói chuyện bằng tiếng Anh với người ngoại quốc. Bạn có thể sẽ thấy tức tối một chút khi người Nhật nói “Xin chào” với bạn bằng trọng âm mạnh mẽ của tiếng Nhật. Không có ý xúc phạm đâu bởi vì họ chỉ là khiêm tốn và đang cố gắng lịch sự đối với bạn.


10. Sự an toàn
So sánh với những quốc gia khác, Nhật Bản là một nơi tương đối an toàn. Dĩ nhiên, giết người, trộm cắp, hành hung và cưỡng hiếp cũng xảy ra ở Nhật, nhưng đến khi bạn tận mắt thấy công nhân Nhật ngủ gục trên các chuyến tàu, bạn sẽ cảm thấy rằng nơi đây là một đất nước thật an toàn.

Bồn tắm ở Nhật Bản

Ở nước Nhật, bên cạnh việc làm sạch cơ thể thì mục đích chính của việc tắm rửa là để thư giãn vào cuối ngày.

Nhà tắm điển hình ở Nhật Bản gồm có hai phòng, một phòng ra vào với bồn rửa tay nơi bạn có thể cởi đồ, và phòng tắm có trang bị vòi hoa sen cùng một bồn tắm sâu. Còn bồn cầu hầu như luôn được bố trí ở một phòng riêng.
Khi tắm theo phong cách Nhật Bản, bạn sẽ được yêu cầu đứng ngoài bồn tắm và rửa người qua trước bằng một gáo nước. Sau đó bạn mới bước vào bồn, bồn tắm chỉ được dùng để bạn ngâm người. Nước trong bồn thường tương đối nóng theo tiêu chuẩn tắm rửa phương Tây.

Sau khi ngâm người, bạn sẽ bước ra khỏi bồn và xoa xà phòng lên người. Bạn phải đảm bảo nước bồn tắm không có bọt xà phòng. Khi bạn cọ người xong và đã rửa sạch hết xà phòng trên người, hãy bước vào bồn lần nữa để ngâm người lần cuối.
Sau khi bạn rời khỏi bồn tắm, nước trong bồn sẽ được để lại cho người tiếp theo trong nhà. Nước trong bồn sẽ được giữ sạch cho mọi thành viên khi họ đã xong việc cọ rửa cơ thể ở ngoài bồn.

Bồn tắm hiện đại sẽ được lập trình để tự động chứa đầy nước với nhiệt độ và thời gian được cài đặt sẵn, hay tự động đun nóng nước ở nhiệt độ phù hợp.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Tự truyện của 1 du học sinh VN tại Nhật Bản

Kì 1: Đặt chân lên xứ Phù Tang - Tháng 4/2006 

Du học Nhật Bản - Cuộc sống của một du học sinh Việt Nam tại Nhật và những trải nghiệm thú vị về đất nước này sẽ được thể hiện sống động và hấp dẫn trong nhật kí của Dũng – một bạn du học sinh Việt ở đây.

Chuẩn bị lên đường :
Mẹ tôi mua cho tôi mấy bộ bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội dầu xả, xà bông... Em gái tôi mua tặng 5 chiếc khăn mặt. Bố tôi – một dược sỹ - mua cho tôi một bộ sưu tập các loại thuốc, cho vào túi nilon thành một bọc to hơn quả bóng rổ. Tôi cầm tiền ra chợ ngã tư Sở mua 4 cái quần mặc ở nhà, còn lên mấy khu như Phương Mai lùng bằng được mấy cái áo rét đậm, rất to rất ấm chuyên dành cho người đi nước ngoài. Nói hơi xấu hổ, tôi còn mua cả chục bộ đồ lót. Tôi cứ nghĩ ở Nhật mọi thứ giá đều ở trên trời tôi không sao mua nổi. Trước ngày tôi đi, trong va ly của tôi có đủ quần áo và đồ dùng cá nhân cho tôi dùng trong 2 năm – thời gian để tôi hoàn thành năm 3 và năm 4 Đại học ở Nhật. Có nghĩa là nếu có vất tôi ra hoang đảo giống như Robinson với cái va ly đó, tôi vẫn sống được như người hiện đại trong 2 năm.

Tác giả bài viết trước KTX của mình.
Ngày trước hôm bay tôi không ngủ được. Tôi nằm thao thức nhìn lên trần nhà, tưởng tượng tới một thiên đường lung linh tươi đẹp mà tôi sắp đi tới. Thiên đường đó cũng chỉ có người, có nhà, có xe cộ như ở Việt nam thôi, mà chẳng hiểu sao tôi rất háo hức đi tới. Cảm giác lâng lâng giống như đêm trước hôm bố tôi mua cho tôi con xe máy đầu tiên. Tôi còn tưởng tượng ra đủ tình huống xấu ngăn cản tôi không đến được thiên đường đó như: máy bay rơi, không lên kịp máy bay, không nhập học được...

Hôm tôi bay dù 11 giờ đêm nhưng cả nhà đưa tiễn tôi ra sân bay. Trước khi đi mẹ tôi làm một con gà cho lên bàn thờ, thắp hương khấn bài lầm rầm. Tôi rất ghét mê tín, nhưng cũng chiều mẹ thắp 1 nén nhang. Tôi ra sân bay sớm 1 tiếng, đã thấy nhóm bạn đi cùng ở đó rồi. Có 1 tên đợi mãi chưa tới, cả nhóm lo sốt vó. Hóa ra nó phải chọn giờ hoàng đạo mới bước chân ra khỏi nhà, suýt trễ giờ bay. Cả nhóm quây lại mắng nó tới tấp. Bọn tôi làm thủ tục gửi đồ, lên máy bay trót lọt. Không, không có khóc lóc, ôm chầm giống như trong phim đâu. Các bố mẹ đều cười tươi, vẫy tay khi bọn tôi khuất sau đường vào máy bay.

Đặt chân tới Nhật :
Tôi đi học bổng 322 của Nhà nước. Bay từ Nội Bài đến sân bay Osaka, chuyển xe buýt tới sân bay Kansai rồi bay máy bay nội địa về Niigata. Làm thủ tục nhập cảnh, ông cảnh sát mặt lầm lỳ giọng gầm gừ mắt lườm lườm hỏi tôi giấy tờ. Tôi sợ hết hồn. Sau này tôi mới biết, tất cả những công nhân viên chức của Nhật như nhân viên tòa thị chính, hay cả ông cảnh sát ngồi trong đồn đều tươi cười và tận tụy, giống như mấy anh bán hàng vi tính Trần Anh khi bạn mua hàng của họ vậy. Có mỗi mấy ông hải quan là làm mặt lạnh.
Đây là cái máy bay nội địa chở chúng tôi từ sân bay

Kansai về sân bay Niigata ngày đầu tiên đặt chân đến

Nhật. Chúng tôi nói đùa ó bé như máy bay phun thuốc

trừ sâu*
May là được dặn trước nên tôi để giấy gọi nhập học của trường bên này, cùng với mấy cái giấy chứng nhận cấp học bổng của bộ ở hành lý xách tay, đưa ra được cho qua luôn. Có thằng bạn để giấy ở trong va ly, họ cử cô tiếp viên đi theo ra lấy valy trước, rồi lại dẫn lại với cái giấy gọi nhập học. Họ muốn xem bằng được. Rút kinh nghiệm đã biết mùi xách cái va ly 30kg từ sân bay về trường nó như thế nào, bọn tôi gửi ngay chuyển phát nhanh ở quầy Kuroneko (mèo đen) trong sân bay về địa chỉ trường. Mất 300.000 - 400.000 nhưng chắc chắn số tiền này xứng đáng!

Tôi tới Nhật cuối đông đầu xuân ngày mùng 1 tháng 4, 10 ngày trước lễ khai giảng chính kỳ của Nhật. Ấn tượng đầu tiên về Nhật là: lạnh và sạch. Cái lạnh của Nhật nó tĩnh lặng. Có lẽ do tôi không phải ngồi xe máy phóng cho gió táp vào mặt, cũng chẳng phải thò mặt ra ngoài đường mấy. Toàn đi tàu điện, ô tô với máy bay. Còn sạch, tôi có cảm tưởng ngoài đường không có lấy nổi 1 hạt bụi, nói chi là rác. Mấy đôi giày tôi mua đi cả năm không lau 1 lần (không phải tôi bẩn mà đường sạch).

Trường tôi nằm trên đỉnh đồi (đúng nghĩa đen, từ 4 phía lên trường tôi kiểu gì cũng phải qua 1 con dốc rất dài). Đứng ở trường có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố. Mà tôi hỏi mấy thằng bạn, trường chúng nó cũng toàn nằm trên đỉnh đồi đèo núi hết. Có trường còn bị đặt tách biệt khỏi khu dân cư, mỗi cuối tuần chúng nó lại leo xe buýt đi cả tiếng vào thành phố để đi chợ. Từ trường tôi “xuống núi” đi vài bước là thấy hàng quán, kể ra còn văn minh chán.
Trường ĐH CN Nagaoka. Sau khi tôi đến Nhật 1 tháng.
(Trường tôi nằm trên đỉnh đồi)
Cửa hàng 100 yên :
Trường cử 2 người đón chúng tôi ở sân bay Niigata. 2 ông tâm lý, trên đường về cho chúng tôi vào một cửa hàng 100-yen. Chúng tôi thích lắm, bọn con gái còn hú hét ầm ĩ. Nó thực chất là một cửa hàng bách hóa bán đồ Trung Quốc giá siêu rẻ. Tôi tìm thấy tất cả mọi thứ nhu yếu phẩm ở đó, từ bát đũa đến mắc treo quần áo, tất cả đều 100 yen ( khoảng 17 nghìn). Cả khăn mặt, kem đánh răng mà mẹ tôi nhét 1 đống vào va ly nữa. Lúc đầu tôi cũng cân nhắc thiệt hơn việc mua cái bàn chải đánh răng 3.000 ở VN và mang nó mấy nghìn km đến Nhật, so với mua nó 17.000 và đem nó qua 3 km về nhà, nhưng sau khi ăn một bữa ăn trưa giá 100.000 và mua lon coca giá 20.000, tôi đã hết cân nhắc.

Mời các bạn đón đọc tiếp phần 2





Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Giá cả ở Nhật Bản: Cho những ai có ý định Du Học

Hôm nay Hoa Sen sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết  về chi phí, và giá cả một số hàng hóa và dịch vụ ở Nhật cho những ai muốn và có ý định du học Nhật bản , chúc các bạn thành công!

Đồ ăn:

Gạo 5kg: 1500 yên ~ (trung bình: 2000 yên)
Thịt bò: 200 yên/100g ~
Thịt heo: 150 yên/100g ~
Sườn heo: 100 yên/100g ~
Thịt gà: 100 yên/100g ~
Cải thảo: 200 yên
Cải bắp: 100 yên ~ (trung bình: 200 yên)
Dưa leo: 100 yên ~ 200 yên / 3 trái
Rau: 100 yên ~ 200 yên / bó
Cà chua: 100 yên / 1 trái
Chuối: 100 yên / trái
Táo tây: 100 yên / trái ~
Đào: 200 yên / trái ~ (trung bình: 400 yên)
Hồng: 100 yên / trái ~
Cá: 100 yên/100g ~ (trung bình: 200 yên/100g)
Đường: 200 yên/kg
Muối: 200 yên/kg
Nước mắm: 400 yên/chai 300ml
Mỳ gói: 100 yên/gói
Cơm bình dân: 400 yên ~ (trung bình: 600 yên) 
Mỳ ramen: 600 yên ~ 900 yên / tô
Mỳ soba, mỳ udon: 400 ~ 700 yên / tô
Cơm phần (teishoku): 600 ~ 1,200 yên/phần
Theo mình thì cũng không tới nỗi quá đắt , nhưng để tiết kiệm hơn thì các bạn nên tìm các tiệm ekiben mà ăn...


Đồ Uống:


Nước máy (ở Nhật nước máy uống được ngay): 0 yên
Chai nước khoáng 1.5L: 100 ~ 200 yên
Trà xanh 1.5L, hồng trà 1.5L, trà sữa 1.5L: 200 yên
Sữa tươi nguyên chất: 200 yên / hộp 1 lít
Sữa tươi 50%: 100 yên / hộp 1 lít ~
Bia lon: 200 yên/lon
Rượu hoa quả: 200 yên/lon
Nước quả (táo, cam): 100 ~ 200 yên / hộp 1 lít


Vật dụng cá nhân:


Xe đạp: 10,000 yên ~ 20,000 yên
Nệm: 5,000 yên ~
Chăn mùa đông: 5,000 yên ~
Chăn mỏng mùa hè: 2,000 yên ~
Quạt máy: 3,000 yên ~
Máy sưởi điện mùa đông: 3,000 yên ~
Quần tây: 3,000 yên ~ (trung bình: 5,000 yên)
Giày tây: 3,500 yên ~ (trung bình: 6,000 yên)
Áo sơ mi: 1,000 yên ~ (trung bình: 2,000 ~ 3,000)
Áo thun: 1,000 yên ~ (trung bình: 2,000)
Áo khoác mỏng: 1,000 yên ~ (trung bình: 2,000 ~ 3,000)
Áo khoác mùa đông: 5,000 yên ~
Giày thể thao: 3,000 yên ~ (trung bình: 6,000 yên)
Vớ chân: 100 yên/đôi


Đồ sinh hoạt:


Tủ lạnh: 20,000 yên ~
Tủ lạnh cũ: 6,000 yên ~
Máy giặt: 20,000 yên ~
Máy giặt cũ: 6,000 yên ~
Lò vi sóng: 8,000 yên ~
Nồi cơm điện: 4,000 yên ~ (trung bình: 6,000 yên)
Nồi: 1,000 yên ~
Chảo: 1,500 yên ~ (trung bình: 2,000 yên)
Chén: 100 yên/cái ~
Đũa: 100 yên/3 đôi ~
Dao: 100 yên/cái ~


Giao thông:


Taxi: 600 yên/km
Tàu điện: 50 yên/km (ước lượng)
Xe bus: 50 yên/km
Xe bus cao tốc (chạy liên tỉnh ban đêm): 4,000 yên ~ 10,000 yên/lượt
Tàu shinkansen (siêu tốc): 6,000 yên / cự ly 200 km


Chi phí cố định:


Điện: 2,000 yên ~ / tháng
Tiền điện nếu dùng máy lạnh: 5,000 yên ~ / tháng
Tiền điện nếu dùng máy sưởi: 5,000 yên ~ / tháng
Nước: 2,000 yên ~ / tháng
Ga: 1,000 yên ~ / tháng (trung bình 2,000 yên nếu dùng nhiều)
Điện thoại: 1,200 yên ~ / tháng (trung bình: 2,000 ~ 4,000 yên)
Internet: 2,500 yên ~ / tháng (trung bình: 3,000 yên/tháng)
Bảo hiểm quốc dân: 2,000 ~ / tháng (1,200 yên/tháng nếu bạn chưa có thu nhập).


Tiền nhà:

Nhà không có nhà tắm tại Tokyo: 25,000 yên/tháng ~ (trung bình: 30,000 ~ 40,000 yên / tháng)
Tắm công cộng: 450 yên/lượt
Nhà có nhà tắm: 50,000 yên/tháng ~ (trung bình: 60,000 yên/tháng)
Nhà chung cư: 80,000 yên ~
Ký túc xá: 20,000 ~ 30,000 yên/tháng
Vùng nông thôn: 20,000 yên/tháng ~
Một lần chuyển nhà: Cần chuẩn bị số tiền 3 ~ 5 tháng (0 ~ 1 tháng tiền ra mắt, 1 ~ 2 tháng tiền cọc, 1 tháng tiền nhà đầu tiên, 1 tháng trả cho môi giới bất động sản). Ví dụ nếu bạn thuê nhà là 40,000 yên thì bạn cần chuẩn bị tối thiểu 40,000 x 4 = 160,000 yên.


Nếu muốn làm thêm: 

800 ~ 1000 yên / giờ
(Tối đa 28 giờ/tuần trong kỳ học và 56 giờ/tuần trong kỳ nghỉ).


Thanh toán hóa đơn tại Nhật Bản:

Bạn sẽ phải thanh toán hóa đơn rất nhiều thứ: Điện thoại, internet, điện, nước, ga, truyền hình,.... Ở Nhật việc thanh toán hóa đơn cực kỳ thuận tiện. Các cách thanh toán hóa đơn như sau:
Cách 1: Hóa đơn gửi về nhà bạn. Bạn sẽ cầm hóa đơn ra cửa hàng tiện lợi (コンビニ kombini = convinience store) và trả tiền. Nhân viên cửa hàng sẽ quét mã vạch, nhận tiền và đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Đây là cách đơn giản nhất.
Cách 2: Thanh toán qua ngân hàng. Thường khi bạn ký hợp đồng điện, ga, điện thoại... mới, bên cung cấp sẽ hỏi bạn có thanh toán qua ngân hàng không. Nếu có bạn chỉ cần ghi thông tin vào đơn của họ, đóng dấu. Họ sẽ đưa giấy tờ lên ngân hàng làm thủ tục và tiền hàng tháng sẽ được trừ trực tiếp từ ngân hàng. Vì có nhiều trường hợp dùng xong rồi không trả tiền nêu các hãng điện thoại đều yêu cầu trả tiền qua ngân hàng (nghĩa là bạn không có tài khoản ngân hàng thì sẽ không mua điện thoại được).
Cách 3: Trả tiền qua thẻ tín dụng. Cũng như trên, bạn làm giấy tờ và tiền sẽ trừ trực tiếp từ tài khoản tín dụng của bạn. Đây là hình thức cao nhất để bạn không thể xù nợ. Vì thẻ tín dụng sẽ khá rắc rối sau này nên bạn cần hết sức cân nhắc khi chọn trả qua cách này.

Mua điện thoại tại Nhật:

Tại Nhật bạn sẽ phải ký hợp đồng 2 năm với hãng điện thoại (và sẽ phải trả tiền tự động qua tài khoản ngân hàng) mới có thể mua được điện thoại. Bạn sẽ phải trả các chi phí sau:
- Chi phí làm hợp đồng: Khoảng 3000 yên (một lần duy nhất)
- Chi phí hàng tháng: Tiền thuê bao (tùy plan bạn sử dụng) + Tiền thuê bao email (nếu dùng) + Tiền sử dụng điện thoại, tin nhắn + Tiền sử dụng nét + Tiền máy trả hàng tháng
Bạn mua điện thoại càng xịn thì tiền máy trả hàng tháng càng lớn (thường 1,000 yên ~ 3,000 yên). Nếu bạn chọn điện thoại 0 yên thì bạn sẽ không phải trả tiền máy.
Có ba hãng điện thoại là Softbank (thị phần 20%), AU (thị phần 30%), Docomo (thị phần 50%). Chi phí cơ bản thường như sau:
- Softbank: 1,200 yên ~ (300 yên cho sử dụng email)
- AU: 2,500 yên ~
- Docomo: 3,500 yên ~
Chi phí điện thoại hàng tháng trung bình: 3,000 ~ 5,000 yên. Thuê bao hàng tháng càng rẻ thì chi phí cuộc gọi thường sẽ càng mắc.
Để đăng ký điện thoại tại Nhật bạn thường sẽ phải có visa ít nhất 90 ngày, có tài khoản ngân hàng. Còn nếu bạn có visa ít hơn thì có thể bạn cần có thẻ tín dụng (để tránh bạn dùng xong rồi chạy mất!).
Điện thoại trả trước AU
Bạn có thể mua điện thoại trả trước của hãng AU, không cần ký hợp đồng. Sau khi mua điện thoại (cỡ 10,000 yên) và hòa mạng (2,500 yên) bạn có thể mua thẻ và nạp vào. Tuy nhiên, chi phí cuộc gọi và tin nhắn sẽ rất mắc: 100 yên/phút, 100 yên/tin nhắn. Nếu bạn có điện thoại AU rồi và chỉ nghe thôi thì có thể chọn loại này.
Điện thoại công cộng
Ở Nhật hệ thống điện thoại công cộng rất phát triển. Bạn chỉ cần bỏ đồng 10 yên vào là có thể bắt đầu cuộc gọi. Khi nghe thấy tiếng "tít" bạn sẽ bỏ thêm tiền vào (10 yên, 50 yên, 100 yên). Chú ý là bạn nên chuẩn bị tiền lẻ vì máy sẽ không trả lại tiền thừa. Mặc dù giá điện thoại công cộng khá rẻ (bằng điện thoại cố định) nhưng bạn lại phải chạy ra ngoài gọi, và bạn sẽ không nhận cuộc gọi được.
Điện thoại cố định
Bạn có thể lắp điện thoại cố định NTT, tuy nhiên chi phí mua đường dây không rẻ (khoảng 30,000 yên, tức 8 triệu đồng). Bạn có thể mua lại quyền sử dụng từ người khác với giá rẻ hơn nhiều (10,000 ~ 20,000 yên), gọi là NTT電話使用権 (NTT denwa shiyouken). Các rao bán này thường rao trên các trang đấu giá, rao vặt tại Nhật.

Tổng quan:


Ví dụ chi phí hàng tháng
Chi phí sinh hoạt hàng tháng:
Tiền ăn (tự nấu): 20,000 yên
Tiền điện: 3,000 yên
Tiền nước: 2,000 yên
Tiền điện thoại: 2,000 yên
Tiền internet: 2,000 yên
Tiền đi lại: 5,000 yên
Bảo hiểm quốc dân: 1,000 yên (khi bạn chưa có thu nhập)
Tiền nhà: 30,000 yên
Tổng cộng: 65,000 yên / tháng
Tuy nhiên cũng có rất nhiều cách để tiết kiệm chi phí như sống cùng với bạn (có thể giảm các chi phí cố định xuống một nửa, nhất là tiền nhà), tự nấu ăn, thuê nhà ở xa để tiết kiệm tiền nhà, hạn chế đi lại, v.v... Trên thực tế có nhiều người có thể giảm chi phí xuống 40,000 ~ 50,000 yên/tháng.
Bí quyết giảm chi phí cố định: Thuê nhà đủ rộng để chia sẻ chỗ ở với càng nhiều người càng tốt (4-5 người).

Ở trên là giá sinh hoạt tại các thành phố lớn như Tokyo, Osaka. Khi bạn sống ở các tỉnh khác thì chi phí cũng rẻ hơn, bằng khoảng 75% ~ 85% (trung bình 80%) các chi phí ở trên.

Ở Nhật điều khác Việt Nam nhất trong nước uống là nước máy tại Nhật có thể uống được luôn. Nước máy ở Nhật (có mặt khắp nước Nhật) là nước sạch và đã được tiệt trùng kỹ càng nên bạn sẽ không gặp vấn đề gì về sức khỏe nếu uống trực tiếp. Tuy nhiên, người Nhật lại rất kỹ tính trong việc chọn "nước ngon", "nước ngon" ở đây là nước tinh khiết lấy từ trên núi cao (do tuyết tan ra), thường được đóng chai 2 lít. Một số siêu thị cung cấp dịch vụ cung cấp miễn phí nước ngon (đã qua máy lọc chất lượng cao) với điều kiện bạn mua bình nước (giá khoảng 500 yên) của họ. Bạn có thể mang bình đi lấy nước về uống mỗi khi đi siêu thị.
Ngoài ra, người Nhật cũng là nước tiêu thụ sữa và các loại nước quả nguyên chất rất lớn. Đây là các loại đồ uống và giá cả phổ biến tại Nhật:
- Nước tinh khiết: 150 yên ~ / chai nhựa 2 lít
- Sữa tươi nguyên chất: 200 yên ~ / hộp giấy 1 lít
- Nước trái cây nguyên chất (táo, cam, bưởi,...): 200 yên ~ / hộp giấy 1 lít
- Nước trái cây pha (ví dụ tỷ lệ nguyên chất 10%, 20%, 30%,...): 100 yên ~ / hộp giấy 1 lít
- Các loại trà đóng chai: Trà xanh, trà ô long, hồng trà, trà chanh, trà đào, trà táo,... : 200 yên ~ / chai 1.5 lít
 


Đi làm, đi học bằng tàu điện
Nhật Bản khác Việt Nam ở chỗ hầu như rất ít người dùng xe máy. Lý do là vì hệ thống giao thông công cộng tại Nhật rất phát triển. Trong các thành phố lớn, bạn chỉ cần đi bộ 5 ~ 15 phút là sẽ ra được ga tàu gần nhất. Đi lại bằng tàu điện tại Nhật rất thuận lợi, vì một số lý do:
- Thời gian chính xác tuyệt đối, có bảng thời gian đàng hoàng nên bạn có thể lên kế hoạch đi làm, đi chơi mà không lo trễ giờ
- Giá cả phải chăng (tàu điện là một ngành mà các công ty tư nhân kinh doanh): Thường bạn phải trả 500 yên cho 30 phút đi tàu (vận tốc trung bình: 40 km/h)
- Mùa hè có máy lạnh, mùa đông có máy sưởi ấm
Để đi lại quanh khu vực bạn sống như đi chơi, đi mua sắm, ... thì bạn nên có xe đạp (giá khoảng 10.000 yên). Vì đường phố bên Nhật trong các khu dân cư rất vắng, nên bạn có thể đi xe đạp thoải mái (điều này rất khác Việt Nam). Ngoài ra, ở các đường xe hơi chạy, bạn sẽ đi xe đạp trên vỉa hè cùng với người đi bộ. Vỉa hè ở Nhật Bản rất thông thoáng và người Nhật cũng rất có ý thức tránh xe nên bạn có thể đi mà không gặp trở ngại. Nếu bạn có xe đạp bạn có thể đạp đi khắp thành phố một cách dễ dàng. Có mấy việc bạn cần chú ý:
- Người Nhật đi bên trái, nếu qua đường phải quan sát bên trái thay vì bên phải như Việt Nam
- Tuyệt đối tuân thủ tín hiệu đèn đỏ. Nếu bạn vượt đèn đỏ mà bị tông xe thì thậm chí bạn còn phải bồi thường thiệt hại cho người kia vì bạn sai luật.
Xe buýt
Ở một số vùng ngoại ô và nông thôn thì bạn sẽ có thể phải đi xe bus (nếu bạn không có xe hơi). Ngoài ra trong thành phố cũng sẽ có một số tuyến xe buýt nếu đi tàu không tiện lợi. Tùy tuyến xe buýt mà cách trả tiền khác nhau:
- Trả tiền trước: Đồng giá từ bến đầu tới bến cuối, ví dụ 200 yên / lượt
- Trả tiền sau: Bạn lấy số khi lên xe buýt (có máy tự động, chỉ cần ấn nút), khi xuống bạn nhìn lên bảng điện tử của xe và trả đúng số tiền đó.
Cách đi tàu điện
Tàu điện của Nhật sử dụng vé để đi lại. Để đi tàu, bạn đến ga, sẽ có máy bán vé tự động (切符自動販売機 kippu jidou hanbaiki = thiết phù tự động phán mại cơ). Bạn bỏ tiền vào khe và máy sẽ hiện các giá vé bạn có thể mua. Bạn phải kiểm tra xem quãng đường bạn đi bao nhiêu tiền và ấn vào ô có cùng giá vé. Một vé từ tính (mặt trước ghi ngày tháng, ga mua vé, mặt sau màu đen của vật liệu từ tính) sẽ được máy nhả ra. Bạn cầm vé này qua cổng soát vé (改札 kaisatsu) tự động (nhét vào khe máy) và máy soát vé sẽ trả lại vé đã đục lỗ đầu bên kia. Nhớ cầm lại vé nhé! Khi tới ga đích, bạn xuống và nhét vé vào máy soát vé, máy sẽ nuốt vé luôn và bạn đi ra.
Nếu bạn mua vé tàu rẻ nhất và tới ga đích không xuống được vì không đủ tiền?
Cách 1: Bạn sẽ thấy có máy chỉnh tiền vé (精算機 seisanki = tinh toán cơ), đưa vé của bạn vào khe như hướng dẫn, máy sẽ báo số tiền bạn cần bỏ thêm. Bạn bỏ tiền vào (lấy lại tiền lẻ nếu có) và máy sẽ trả lại vé mới cho bạn. bạn cầm vé này ra.
Cách 2: Bạn đến gặp nhân viên nhà ga ngồi ở cổng soát vé. Họ sẽ tính số tiền bạn phải trả thêm và mời bạn ra luôn hoặc cấp cho bạn một vé mới cho bạn ra.
Cách 3: Đạp cửa xông ra.... nhưng phải ráng tự làm tự chịu!
Ngoài dùng vé từ ra, bạn có thể dùng các thẻ trả trước như sau:
- Thẻ từ trả trước: Bạn đăng ký thẻ từ và nạp tiền ở máy nạp tiền tự động ở ga. Mỗi lần đi bạn sẽ không cần mua vé nữa mà cứ thể bỏ thẻ từ vào máy soát vé. Tiền sẽ được trừ dần.
- Thẻ SUICA: Thẻ có các thông tin bên trong. Có cả loại thẻ nối với tài khoản ngân hàng hay tín dụng của bạn và tự động nạp tiền khi hết, tuy nhiên bạn đừng nên dùng thẻ này nếu không quen. Bạn nạp tiền trước và thay vì phải nhét vào khe máy như thẻ từ bạn chỉ cần áp thẻ lên ô tính tiền ở máy soát vé. Như vậy bạn cũng không cần lấy thẻ ra mà chỉ cần rút ví ra và áp ví vào, sẽ thuận tiện hơn thẻ từ.
- Điện thoại di động: Một số điện thoại di động có tính năng dùng làm thẻ SUICA. Bạn chỉ cần đăng ký điện thoại của bạn và đi tàu bằng cách để điện thoại lên máy tính tiền. Tiền đi tàu của bạn sẽ được tính và trả chung với tiền điện thoại - tức là bạn không cần mang thẻ theo người và không cần nạp tiền luôn.

Đi khắp nước Nhật bằng tàu JR
Nhật Bản có một hệ thống đường sắt chạy thông suốt nước Nhật là hệ thống tàu JR (Japan Railway) - hệ thống tàu quốc doanh của Nhật. Tàu JR cũng chạy các tuyến chính ở trung tâm Tokyo. Bạn chỉ cần lên ga tàu JR là có thể đi khắp nước Nhật. Tất nhiên là bạn phải đổi tàu ở một số nơi trên đường đi. Mục đích đổi tàu là:
- Đổi sang tuyến khác hoặc hướng khác
- Đổi sang tàu chạy nhanh hơn (Nhật có nhiều tàu trên cùng tuyến với các trạm dừng khác nhau: Local kakutei sẽ dừng ở mọi ga, Express tokkyu sẽ chỉ dừng ở ga lớn, Semi-Express kaisoku sẽ dừng ở một số ga, ngoài ra còn có kyukou, jun-tokkyu,...)
Ví dụ: Đi từ ga Yokohama - ga Shizuoka (200 km) cần khoảng 3500 yên.

Xe buýt tốc độ cao
Bạn có thể đi liên tỉnh bằng xe buýt tốc độ cao (高速バス kousoku basu) chạy ban đêm với giá rất phải chăng, ghế ngồi thoải mái (có thể nằm ngả lưng ngủ). Bạn sẽ đặt vé online hay đặt ở đại lý bán vé bằng số điện thoại và email của bạn. Hãng xe bus sẽ gửi bạn thông tin địa điểm chờ, thời gian xuất hành cho bạn (ví dụ ga Shinjuku - Tokyo). Bạn đến đó và lên xe đi, sáng hôm sau tới nơi.
Ví dụ: Đi từ Aomori - Tokyo: 6000 yên ~ (600 km), Tokyo - Osaka (500 km): 6000 yên ~

Tàu siêu tốc shinkansen
Đây là hình thức giao thông cực kỳ thuận tiện, tuy nhiên chi phí không rẻ. Bạn sẽ lên ở các ga shinkansen (新幹線 tân cán tuyến) (thường là các ga lớn như Shinagawa, Tokyo, Shinjuku,....) và mua vé tại phòng vé. Đi lại bằng shinkansen cũng giống như đi máy bay: Nhanh chóng, an toàn, không mệt mỏi. Ví dụ đi từ Tokyo đến Osaka sẽ mất khoảng 2 giờ rưỡi và tiền vé khoảng 20,000 yên.

Máy bay
Vé máy bay tại Nhật sẽ khá đắt, nhiều khi còn đắt hơn là đi du lịch nước ngoài. Bạn có thể đặt vé tại các trang web online.
 


Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Lễ hội Omizutori Nhật Bản


Omizutori
(xếp thứ 15 trong số 16 địa điểm thu hút nhất ở Nara)


Omizutori là tên thường gọi cho hội Shunie, đó là những lễ hội thường kì được tổ chức hàng năm từ mùng 1 đến ngày 14 tháng ba tại đền Todaiji. Những lễ rửa tội này của đạo Phật đã được tổ chức khoảng 1250 lần mỗi năm và vì thế nó là lễ hội của Phật giáo lâu đời nhất tại Nhật.

Omizutori được biểu diễn tại sảnh Nigatsudo, một tầng hầm ngoằn ngoèo của đền Todaiji và nó cách không xa lắm sảnh chính của đền nằm ở phần dốc của đồi. Theo nghĩa đen, Nigatsudo nghĩa là “sảnh tháng thứ hai”, nó liên quan tới tháng thứ hai trong lịch âm, thời điểm hội Omizutori được tổ chức theo truyền thống. Tháng thứ hai trong lịch âm cũng trùng với tháng ba ở lịch dương.

Những ngọn đuốc chưa được đốt 
Ngọn đuốc phát sáng trên đám đông

Trong số những sự kiện khác nhau được tổ chức vào hội Omizutori thì lễ Otaimatsu phổ biến và cũng hoành tráng nhất. Từ mùng 1 đến ngày 14 tháng Ba, vào mỗi buổi tối sau hoàng hôn, những ngọn đuốc khổng lồ có chiều dài lần lượt từ 6m đến 8m được khuân lên ban công của sảnh Nigatsudo và treo trên đám đông. Những đóm than hồng rơi từ ban công xuống được cho là sẽ đem lại một năm bình an cho các du khách.
Kích thước của những ngọn đuốc và thời gian của lễ Otaimatsu thay đổi qua từng ngày. Đa số trong các ngày, có 10 ngọn đuốc kích cỡ trung bình được mang đến và khuân lần lượt dọc ban công, toàn bộ việc này kéo dài trong khoảng hai mươi phút trong khi người xem đứng trong sân nhỏ phía dưới sảnh gỗ của đền.
Thời gian biểu của hội Otaimatsu:


NgàyThời điểm bắt đầuThời gianSố lượng đuốcKích thước của đuốc
1-11 tháng ba19:0020 phút106 m/40 kg
12 tháng ba19:3045 phút118 m/70 kg
13 tháng ba19:0020 phút106 m/40 kg
14 tháng ba18:305 phút106 m/40 kg

Tuy nhiên, như đã thấy trong bảng trên, thủ tục có một chút khác biệt trong hai ngày 12 và 14. Vào ngày 14, ngày cuối cùng của hội Omizutori, buổi lễ chỉ kéo dài trong khoảng năm phút nhưng cả 10 ngọn đuốc đều được mang lên ban công cùng lúc, chúng tạo nên một cảnh tượng đặc biệt hoành tráng.

Vào ngày 12, những ngọn đuốc có kích thước to hơn và cũng nhiều hơn, cho nên buổi lễ cũng kéo dài hơn. Đó cũng là ngày có đông người đến xem nhất, vì thế đa số người xem không thể ngồi trước sảnh Nigatsudo mà phải liên tục di chuyển thành hàng trong sảnh, thời gian xem được giới hạn từ năm đến mười phút.

Trong tất cả các ngày của buổi lễ, sân nhỏ phía dưới sảnh Nigatsudo có rất đông người trước hoàng hôn, người ta khuyên rằng nên đến đó sớm hơn để lấy được chỗ ngắm tốt đến ban công. Lượng khách đến xem thay đổi theo từng ngày, du khách được cho rằng sẽ đông vào những ngày cuối tuần và sẽ có ít người hơn khi thời tiết xấu. Ngày 12 có đông người đến xem nhất, nhưng bạn không cần thiết phải đến sớm vì người xem sẽ xếp thành những vòng tròn trong sân để mọi người đều có một không gian nhỏ để xem các hoạt động.

Những ngọn đuốc được đốt lên cùng lúc vào ngày 14 tháng ba trong lễ Otaimatsu
Các sự kiện khác:
Đêm ngày 12, 13 tháng ba vào khoảng 1:30 đến 2:30 sáng, những thầy tu lần lượt đi ra từ sảnh Nigatsudo nhờ những ánh đuốc để lấy nước từ giếng ở cuối sảnh của đền. Tương truyền nước trong giếng chỉ đầy duy nhất một lần trong năm, và phải hồi phục lại năng lượng. Đó chính là sự kiện thực sự mang tên Omizutori (lấy nước). Tuy vậy cả lễ hội kéo dài 2 tuần này đã trở nên phổ biến dưới cái tên này. 

Theo sau sự kiện lấy nước này là buổi lễ Dattan huyền bí được biểu diễn trong sảnh Nigatsudo. Trong suốt buổi lễ, những chiếc tù và được thổi, những chiếc chuông ngân rung và những thầy tu lướt xung quanh những ngọn đuốc được thắp trong tòa nhà gỗ. Sự kiện này kết thúc khoảng lúc 3:30.

Làm sao để tới đây?
Lễ hội Omizutori được tổ chức tại sảnh Nigatsudo,bạn đi bộ lên dốc khoảng mười phút từ tòa nhà chính của đền Todaiji.

Làm sao để tới Nara?
Người dịch: Linh Loli
Hoa Sen Sưu Tầm

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Văn học Nhật Bản- một số đặc trưng nổi bật



1. Lịch sử lâu đời


Văn học Nhật Bản có một lịch sử lâu dài và nhất quán, điều này rõ ràng đến mức chúng ta không cần phải nói thẳng ra rằng đó là một đặc trưng. Nếu giới hạn trong những gì đã được kiểm chứng bằng các tài liệu ghi chép, ta có thể đi ngược về đầu thế kỷ thứ 8 để nói về sự khởi đầu của lịch sử văn học Nhật Bản. Năm 712, "Cổ sự ký" (Kojiki), cuốn sách sử có giá trị lớn về mặt văn học được biên soạn. Người ta vẫn chưa xác định được niên đại chính xác của tập thơ "Vạn diệp tập" (Manyoshu) dưới dạng tuyển tập được biết đến như ngày nay, song có thể suy đoán nó ra đời vào nửa sau thế kỷ thứ 8 hoặc đầu thế kỷ thứ 9 vì trong đó tập hợp không ít các bài thơ được làm trước khi biên soạn "Cổ sự ký". Kể từ đó tới nay, văn học Nhật Bản luôn xuôi theo một dòng chảy nhất quán, mặc dầu trải qua vô số biến thiên (từng có những thay đổi lớn nhưng chưa bao giờ hoàn toàn đứt đoạn) song nó vẫn được kế thừa với tư cách "một nền văn học đồng nhất” được viết bằng tiếng Nhật. Nếu đem so sánh với lịch sử văn học của phần lớn các nước khác trên thế giới thì có thể nói văn học Nhật Bản có một lịch sử dài. Đối với trường hợp "một nền văn học đồng nhất” trải qua một thời gian dài và được kế thừa liên tục như vậy ta hầu như không bắt gặp ví dụ nào khác ngoại trừ Trung Quốc với một bề dày lịch sử lâu đời đáng tự hào.
Lịch sử văn học Nhật Bản không chỉ lâu đời, mà các hình mẫu phát triển của nó còn có một đặc trưng giống như Kato Shuichi đã chỉ ra, đó là mặc dù ở vào một thời kỳ nào đó có thể xuất hiện những hình thức văn học và ý thức thẩm mỹ mới, song chúng không bao giờ xóa bỏ hoàn toàn hình thức và ý thức thẩm mỹ trước đó, ngược lại, chúng kế thừa những cái cũ và bồi đắp thêm những cái mới để tạo ra một dòng chảy văn học sử. Chẳng hạn, trong lĩnh vực thơ ca, thể loại tanka (thơ ngắn, hay còn gọi là waka, thơ kiểu Nhật) kể từ sau thời kỳ "Cổ sự ký" có lịch sử lâu đời nhất, tuy nhiên nó vẫn song song tồn tại cùng hai thể loại thơ ra đời sau đó là haikai (sau này gọi là haiku) và thơ cận đại (sau này gọi là thơ hiện đại) chịu ảnh hưởng của thi ca châu Âu từ thời Minh Trị. Nghĩa là, sự xuất hiện của thơ hiện đại không làm tanka hay haiku mất đi.
Tương tự như vậy trong lĩnh vực kịch nghệ, trạng thái cùng tồn tại ít nhất là ba thể loại gồm No-Cuồng ngôn (Kyogen), Kabuki, Tân kịch (kịch hiện đại) vẫn được duy trì đến ngày nay. Với trường hợp của châu Âu, lịch sử văn học nghệ thuật luôn phát triển thông qua sự thay đổi về dạng thức, khi một dạng thức mới xuất hiện, nó sẽ xóa bỏ cái dạng thức hình thành trước đó, khuynh hướng này được gọi là "sự đấu tranh" giữa các dạng thức (ví dụ có sự chuyển biến từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tượng trưng), nhưng đối với Nhật Bản thì điều này là hy hữu, dạng thức mới chồng đắp lên dạng thức cũ, nhờ kết quả đó mà văn học Nhật Bản cùng lúc đảm bảo được cả tính nhất quán và đa dạng về mặt lịch sử.

2. Ảnh hưởng của nước ngoài

Lịch sử lâu đời và tính nhất quán của văn học Nhật Bản mà tôi đề cập ở trên không có nghĩa rằng văn học Nhật Bản chỉ có những phát triển mang tính tự thân và nội tại mà không chịu ảnh hưởng nào từ bên ngoài. Phải thừa nhận rằng điều kiện địa lý tự nhiên là một quốc đảo được ngăn cách bởi biển khiến cho ngoại bang khó lòng xâm lược Nhật Bản về mặt quân sự là một trong những nguyên nhân giúp lịch sử có được tính nhất quán, song sự ảnh hưởng về văn hóa của nước ngoài thì lại là một câu chuyện khác. Thậm chí, Nhật Bản còn tiếp nhận một cách hết sức mạnh mẽ những ảnh hưởng về văn hóa từ ngoại quốc, vừa tích cực tiếp thu vừa phát triển nó thành văn hóa của mình. Nhật Bản đã từng có chính sách bế quan tỏa cảng thời kì Edo, tuy nhiên nó chỉ chiếm một giai đoạn ngắn ngủi trong toàn bộ lịch sử lâu dài của Nhật Bản.
Nói một cách khái quát, thần thoại và ca dao trong thời kỳ cổ đại mang đậm nét bản địa là sản phẩm của Nhật Bản thì nền văn học Nhật Bản sau này lại phát triển dưới ảnh hưởng áp đảo của văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ trung đại và của văn hóa châu Âu trong thời kỳ cận hiện đại (kể từ sau thời Minh Trị). Nếu mượn sơ đồ của Konishi Jinichi, ta có thể thể hiện điều này một cách đơn giản và sáng rõ như sau:
Thời kỳ
Cổ đại (Thế kỷ thứ 5 ~ 8)
Trung đại (Thế kỷ thứ 9 ~ giữa thế kỷ 19)
Cận hiện đại (Giữa thế kỷ 19 ~ nay)
Đặc trưng
Đặc trưng Nhật Bản (tính bản địa) .
Ảnh hưởng Trung Quốc
Ảnh hưởng phương Tây (châu Âu)
Trong quá trình lịch sử này, điều cần đặc biệt lưu ý là sự ảnh hưởng của Trung Quốc đã diễn ra một cách liên tục và mạnh mẽ suốt một thời gian dài. Vào thế kỷ thứ 6, Nho giáo và Phật giáo từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản qua nước Bách Tế (thuộc bán đảo Triều Tiên), sự kiện này đã gây ra những ảnh hưởng to lớn lên toàn bộ lịch sử tinh thần của Nhật Bản mãi về sau (tuy nhiên, trong khi Phật giáo được tiếp nhận từ khá sớm và ảnh hưởng mạnh mẽ lên đời sống tinh thần của người Nhật Bản suốt thời kỳ trung đại thì chỉ đến thời kỳ Edo khi mà Chu Tử Học [hệ thống học vấn nho giáo được xây dựng lại bởi Chu Hi thời Nam Tổng] ảnh hưởng của Nho giáo mới trở nên mạnh mẽ. Tuy nhiên, ảnh hưởng ấy không chỉ dừng lại trên phương diện tư tưởng. Mà điều quan trọng nhất là Nhật Bản đã tiếp thu một khối lượng lớn các chữ Hán và khái niệm được thể hiện bằng chữ Hán từ Trung Quốc. Và vào thời kỳ này, do chưa có hệ thống chữ viết của riêng mình nên người Nhật đã vận dụng chữ Hán một cách khéo léo để ghi lại tiếng Nhật. Sau đó, sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, đặc biệt là thơ đã diễn ra trong suốt một thời gian dài, và truyền thống làm thơ chữ Hán bằng tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo kiểu Nhật trong giới trí thức còn kéo dài đến tận thời Minh Trị (cuối thế kỷ 19). Với ý nghĩa đó, quả không ngoa nếu nói văn học Nhật Bản đã tồn tại qua một thời kỳ khá dài dưới dạng song ngữ tiếng Nhật-tiếng Trung Quốc (nói một cách chính xác hơn thì đây là một biến thể của tiếng Trung Quốc được Nhật Bản mà người ta thường gọi là Hán văn).
Bước sang nửa sau thế kỷ 19, cuộc cải cách Minh Trị đã đặt dấu chấm hết cho chính sách bế quan tỏa cảng kéo dài và Nhật Bản bắt đầu mở cửa ra bên ngoài, chính trong thời kỳ này, văn học cũng giống như các lĩnh vực khác như khoa học, tư tưởng đã hấp thu một cách tham lam mọi thứ của phương Tây. Khi nói đến quá trình hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết, thơ, kịch và sự xác lập của văn học cận hiện đại ở Nhật Bản, ta không thể bỏ qua ảnh hưởng của văn học cận hiện đại châu Âu từ Shakespear, Geothe đến Turgenev, Tolstoi, Dostoevski v.v... Sau đó, việc chuyển ngữ văn học Âu Mỹ trở nên xuyên suốt và phổ biến, và không hề quá lời khi nói rằng văn học dịch đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn học cận hiện đại Nhật Bản. Thái độ coi trọng văn học âu Mỹ của người Nhật kéo dài cho tới hiện đại. Giai đoạn đầu của niên hiệu Chiêu Hòa (1927~1930), nhà xuất bản Shinchosha xuất bản bộ sách dịch văn học thế giới với tựa đề "Văn học thế giới toàn tập", hầu như tất cả các tập đều trở thành bestseller với gần 400 nghìn bản được bán ra. Tuy nhiên, có một điều thú vị là các tác phẩm được tập hợp trong toàn bộ 57 tập của bộ này thảy đều là văn học Âu Mỹ, hoàn toàn không có sự góp mặt của văn học Á Phi. Tóm lại, đối với người Nhật Bản thời kỳ đó, văn học thế giới có nghĩa là văn học phương Tây.

3 . Tự nhiên và bốn mùa

Có thể nói các điều kiện địa lý của Nhật Bản cùng với tự nhiên đa dạng do các điều kiện đó mang lại cũng ảnh hưởng lớn tới văn học Nhật Bản. Trong số các nhà tư tưởng sáng tạo chủ trương cách nghĩ rằng khí hậu và môi trường tự nhiên ảnh hưởng tới con người và nền văn hóa có Watsuji Tetsuro, tác giả cuốn "Phong thổ" (1931). Nếu đẩy cách nghĩ này lên đến cực đoan sẽ rất nguy hiểm vì người ta dễ sa vào loại hình luận và quyết định luận đơn thuần, tuy nhiên có thể thấy rằng bản thân người Nhật cũng cảm thấy tầm quan trọng của phong thổ qua thực tế là các thuyết coi trọng sự ảnh hưởng của phong thổ chỉ xuất hiện ở Nhật Bản.
Nhật Bản là một đảo quốc với hơn 3700 hòn đảo, phần lớn trong số đó thuộc vùng ôn đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm tương đối dễ chịu, luôn ở vào khoảng 10-18oC, lượng mưa hàng năm từ 1000-2500mm, nguồn nước dồi dào, thảm thực vật phong phú, bốn mùa biến đổi sinh động. Vì là đảo quốc nên đương nhiên Nhật Bản được bao quanh bởi biển, địa hình bờ biển tạo ra những cảnh sắc thay đổi phong phú và tuyệt đẹp. Trong tiếng Nhật có thành ngữ "Tsutsuuraura" (tân tân phố phố), có nghĩa là "không xứ sở nào, không ngóc ngách nào là không đến được". Chữ "tân" vốn để chỉ bến cảng, chữ "phố" vốn để chỉ phần vịnh ăn sâu vào đất liền, từ đó có thể thấy biển đóng vai trò to lớn và thường nhật như thế nào với người Nhật Bản.
Mặt khác, địa hình của quần đảo Nhật Bản về cơ bản được hình thành từ núi, có đến sáu mươi phần trăm diện tích là vùng núi không thích hợp cho việc cư ngụ của con người. Có thể nói phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới, song do địa hình trải dài từ bắc xuống nam nên khí hậu tương đối đa dạng từ Hokkaido ở phía bắc thuộc đới lạnh xuống đến Okinawa ở phía nam thuộc á nhiệt đới quanh năm là mùa hè. Văn học Nhật Bản đã phát triển cùng với thiên nhiên phong phú và đa dạng được tạo nên bởi sự đa dạng của khí hậu. Đặc biệt, yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất tới văn học là "bốn mùa" xuân hạ thu đông. Ở Nhật Bản, ranh giới của bốn mùa rất rõ nét, người Nhật Bản từ xưa đến nay luôn biết cách thưởng thức vẻ đẹp độc đáo của mỗi mùa và thể hiện những vẻ đẹp ấy bằng văn học. Ta sẽ không thể hình dung được một nền văn học với các thể loại phát triển từ xa xưa như waka, tùy bút, haikai nếu không tính tới yếu tố mỹ học bốn mùa này.
Tôi xin đưa ra một thí dụ điển hình mà ở đó bốn mùa xuất hiện một cách hết sức sống động. "Chẩm thảo tử" (Makura no soushi) là tập tùy bút do một phụ nữ có tên Seisho Nagon viết vào cuối thế kỷ thứ 10. Những dòng đầu tiên rất nổi tiếng, viết về tuyệt thú của mỗi mùa. Theo Seisho Nagon, những tuyệt thú ấy là:
Xuân là rạng đông...
Hè là đêm tối...
Thu là chiều muộn...
Đông là tinh sương...
Ở đây tôi không trích dẫn nội dung các bài tùy bút, song Seisho Nagon viết về bốn mùa bằng sự đa cảm đầy tinh tế và đặt những tuyệt thú ấy trong mối liên hệ với tự nhiên và thời tiết. Con mắt quan sát tinh tế đối với tự nhiên và sự đa cảm tìm thấy niềm thích thú theo thời gian trong những biến chuyển của thời tiết chính là nét đặc sắc của mỹ học truyền thống Nhật Bản.

4. Tính trữ tình

Nếu chuyển cái nhìn từ các yếu tố bên ngoài vào bản thân nội dung tác phẩm để xem xét cách diễn đạt và nhịp điệu, có thể thấy rõ, trong phần lớn các tác phẩm văn học từ trước đến nay của Nhật Bản tính chất trữ tình và cảm tính rất mạnh mẽ. Trữ tình là một khái niệm đối lập với tự sự, ở Nhật Bản hầu như không xuất hiện các tác phẩm thuộc thể loại sử thi anh hùng, các tác phẩm tanka vốn là chủ lưu của văn nghệ từ thời kỳ trung đại thể hiện nỗi buồn đau cá nhân hay tình cảm luyến ái mang đậm nét trữ tình chiếm tỉ lệ áp đảo. Yếu tố văn học chủ đạo ở đó là nỗi buồn chứ không phải niềm vui, nước mắt chứ không phải nụ cười, bởi thế mà văn học Nhật Bản hướng tới những mưu cầu mang tính trữ tình của nội tâm cá nhân hơn là đối diện với các yếu tố mang tính xã hội, lịch sử. Tzvetana Kristeva, nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản xuất sắc người Bulgaria nghiên cứu waka trung đại Nhật Bản từ quan điểm "Thi học của nước mắt”.
Mặt khác, cảm tính là khái niệm đối lập với lý trí, trong văn học Nhật Bản từ trước đến nay, các biểu đạt mang đậm chất cảm tính chủ quan được đề cao hơn các cấu trúc mang tính lý trí, logic, khi đó, có thể nhận định rằng khuynh hướng coi trọng các giá trị mỹ học mạnh hơn tính luân lý. Trong văn học và văn hóa Nhật Bản, khi xem xét các từ ngữ thể hiện các đặc trưng quan trọng nhất trong mỗi thời kỳ, người ta sẽ nghĩ ngay đến các từ khóa mononoaware, u huyền, wabi/sabi, tuy nhiên có thể thấy đây đều là những khái niệm liên quan đến ý thức thẩm mỹ mà không mấy liên quan đến tính luân lý hay xã hội cũng như không cảm thấy một cách mạnh mẽ các yếu tố siêu việt (như cái nhìn về thần thánh trong tôn giáo).
Chúng ta thường nhiều lần nghe nhắc tới các từ khóa này, song ý nghĩa thực sự của chúng khá mơ hồ và cách dùng cũng muôn vẻ nên dễ gây ngộ nhận hay những cách hiểu phóng đại, vì vậy, ở đây tôi muốn giải thích một cách thật đơn giản các khái niệm cơ bản này.
Mononoaware, nói một cách khái quát, là thứ cảm xúc hay tâm trạng sâu lắng khi chạm tới sự cơ vi và mong manh của đời người. Một học giả thế kỷ 18 tên là Motoori Norinaga chủ trương rằng đây là tư tưởng trung tâm của mỹ học thời kỳ Heian, và sau khi ông chỉ ra tầm quan trọng của nó trong "Truyện Genji" (Genjimonogatari) - xuất hiện vào thế kỷ 11 và có thể được coi là cuốn trường thiên tiểu thuyết sớm nhất trên thế giới - thì quan điểm này bắt đầu được chấp nhận rộng rãi. Chữ mono trong tiếng Nhật là một khái niệm rộng và mơ hồ, tuy nhiên trong trường hợp này nó được dùng để chỉ thế giới của những đối tượng khách quan nằm ngoài thế giới cảm tính của cá nhân. Mặt khác, aware là thế giới cảm tính chủ quan, theo đó mononoaware là thứ cảm xúc hòa trộn được sinh ra từ sự thống nhất giữa thế giới của những đối tượng khách quan với thế giới của cảm tính chủ quan.
U huyền vốn là một từ Hán Nhật dùng để chỉ những cảnh giới sâu xa, vi diệu và thần bí mà con người không dễ dàng nắm bắt được, tuy nhiên trong waka thời kỳ tnmg đại, đây lại là từ để chỉ một trạng thái lý tưởng mà ở đó vẻ đẹp tao nhã đóng vai trò chủ đạo khiến nảy sinh những cảm xúc hay tâm trạng sâu xa nằm ngoài ngôn ngữ. Ngoài ra, trong nghệ thuật noraku, nó còn có nghĩa là những thứ đẹp một cách tao nhã và mềm mại.
Wabi/sabi là hai khái niệm khá giống nhau và thường được xếp cạnh nhau, tuy nhiên wabi vốn có nghĩa là nỗi buồn man mác, dịu nhẹ còn sabi là tâm trạng đối với những cái xưa cũ (đây vốn là một từ đồng nghĩa với sabi là gỉ sét). Đặc biệt trong trà đạo và haikai, tâm trạng chìm đắm trong trạng thái thưởng thức ctìng với nỗi buồn man mác, dịu nhẹ và niềm xao xuyến trước những điều xưa cũ, tức là cái tâm trạng được thể hiện bằng cặp từ wabi/sabi, rất được coi trọng.
Tôi xin đơn cử ra đây một ví dụ thực tế về mỹ học của Wabi/sabi. Đây là bài haiku mà bất cứ người Nhật nào cũng biết của Matsu Basho, một nhà thơ haiku thời Edo.
[Furuikeya kawazutobikomu mizunooto]
Ao cũ
Con ếch nhảy
Tiếng nước
(Sáng tác năm 1686)
Haiku là thể thơ theo luật nhỏ nhất thế giới gồm 3 câu với nhịp âm tiết là 5-7-5, tổng cộng chỉ vỏn vẹn có 17 âm tiết, song liệu rằng các bạn có thấy cả một vũ trụ kỳ lạ của thi ca đã hiện ra trong cái hình thức nhỏ bé ấy chăng? Bối cảnh của bài thơ là cái ao cũ thường thấy trong các ngôi vườn Nhật Bãn mà bình thường chắc chẳng ai buồn lưu tâm. Ta có thể tưởng tượng ra một cái ao nhỏ, giản dị và buồn bã, không được trang trí cầu kỳ, mà thậm chí còn có cả rêu phong và cỏ dại nữa. Thế rồi một con ếch 9vi2 tiếng Nhật không phân biệt số nhiều và số ít nên về mặt ngôn ngữ ta không thể xác định được là một hay nhiều con) nhảy xuống và tiếng nước kêu nên đánh tõm. Chỉ đơn giản là một quang cảnh như vậy nhưng có thể nói đây là điển hình về mỹ học của wabi/sabi kiểu Nhật Bản.
Tuy nhiên, ở Nhật Bản hiện đại, những tư tưởng của mononoaware hay wabi/sabi dường như không còn liên quan gì tới nhịp sống hiện đại và hầu như đã bị Au hóa nữa. Thịnh hành nhất hiện nay là ý thức thẩm mỹ được thể hiện bằng một từ tối tân và đầy chất hiện đại, đó là kawaii. Vậy đó là cái gì? Kawaii là một tính từ được dùng từ xa xưa để biểu đạt tình cảm quý mến dành cho trẻ nhỏ hoặc những gì xinh xắn, tuy nhiên ngày nay nó đã được dùng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt, các cô gái tầm tuổi mười hay hai mươi sử dụng cách nói kawaii cho hầu hết các trường hợp mà theo đánh giá chủ quan của họ là hiện đại và đáng yêu. Nó đã trở thành một từ đại diện cho kiểu mỹ học Nhật Bản thường thấy trong manga (truyện tranh), anime (phim hoạt hình), mô hình các nhân vật v.v... vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản và được biết tới ở nhiều nước trên thế giới. Nhà phê bình Yomota Inuhiko đã chỉ ra rằng đằng sau kawaii là truyền thống mỹ học coi trọng cảm xúc trước những cái nhỏ bé và mong manh của Nhật Bản nên bề ngoài trông có vẻ như là sản phẩm của văn hóa đại chúng đang thịnh hành, song về căn nguyên dễ nhận thấy rằng nó có mối liên hệ với mononoaware.
Nếu thử xếp các từ khóa của mỹ học Nhật Bản từ mononoaware đến kawaii, ta sẽ thấy có một điểm chung giữa chúng đó là không biểu đạt một cách rõ ràng mà thiên về tận hưởng những tâm trạng sâu xa nằm ngoài ngôn ngữ và gây ra cho người ta thứ cảm xúc không thể diễn tả; nhờ chúng người viết vừa tôn trọng cái tinh tế, bé nhỏ, cái khó nói vừa không ngừng hướng tới sự hài hòa với thế giới của vẻ đẹp.
Ở đây, tôi muốn nêu thêm một đặc trưng nữa của mỹ học Nhật Bản, đó là khía cạnh đối lập rất mờ nhạt và sự hài hòa được đề cao, giống như Konishi Jinichi đã chỉ ra. Sự đối lập có thể xuất hiện ở nhiều chiều kích như trong chính nguyên lí cấu trúc nội tại của tác phẩm, hay trong mối quan hệ giữa người viết và tác phẩm, hay trong con người và môi trường tự nhiên, xã hội bao quanh họ, tuy nhiên người viết trong văn học Nhật Bản luôn hướng tới xây dựng mối quan hệ hài hòa với mono trong thế giới của cái đẹp, như trường hợp của monoaware là một điển hình, chứ không đặt mục tiêu đấu tranh với thế giới hay cải tạo thế giới. Nếu nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, như tôi đã trình bày, Nhật Bản được trời phú cho một phong thổ ấm áp, hiền hòa và dễ chịu, thành thử người ta không cần phải chinh phục, cải tạo hay đấu tranh với tự nhiên, mà ngược lại, có thể vừa tận hưởng vẻ đẹp của tự nhiên như nó vốn có vừa duy trì sự hài hòa đẹp đẽ ấy.
Mỹ học Nhật Bản với chất trữ tình và cảm tính đậm nét như vậy có lẽ thích hợp với nữ giới hơn nam giới. Trên thực tế, ở Nhật Bản thời kỳ trung đại, vị thế xã hội nói chung của phụ nữ thấp hơn đàn ông, mặc dầu vậy, vai trò của phụ nữ trong các biểu hiện văn học lại nổi bật hơn. Phần lớn các thi nhân xuất sắc là phụ nữ là chuyện không cần bàn đến, hơn thế nữa tác giả tập tùy bút "Makura no soushi" là Seisho Nagon mà tôi vừa trích dẫn ở trên và tác giả "Truyện Genji" (xuất hiện đầu thế kỷ 11) - cuốn trường thiên tiểu thuyết được coi là một tượng đài của văn học thế giới - là Murasaki Shikibu cũng đều là nữ. Bên cạnh đó, kể từ sau thời kỳ trung đại, còn có một thể loại quan trọng nữa của văn học Nhật Bản là nhật ký, và phần lớn các tác giả này cũng đều là nữ. Các tác phẩm kinh điển thuộc thể loại văn học nhật ký thường được biết đến gồm có "Nhật ký phù du” (Kagerou nikki) (cuối thế kỷ thứ 10), hay "Nhật ký Sarashina” (giữa thế kỷ 11) v.v. Tác giả của các tác phẩm này là hai người phụ nữ thuộc dòng dõi quý tộc. Trong văn học Nhật Bản hiện đại, không thể phủ nhận vai trò của các tác giả nữ xuất sắc trên mọi lĩnh vực như tiểu thuyết, thơ, tùy bút (các tác giả nữ Nhật Bản được dịch và giới thiệu ở Việt Nam như các bạn đã biết gồm có Yoshimoto Banana, Yamada Amy, Ogawa Yoko, Kanehara Hitomi v.v.), song có thể nói rằng ngay từ thời kỳ cổ đại, việc nữ giới phát huy vai trò không kém, thậm chí có phần nhỉnh hơn nam giới là một đặc trưng của văn học Nhật Bản.
MITSUYOSHI NUMANO
Lương Việt Dũng dịch