Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Cách chọn nhà ở khi du học Nhật Bản

Du hoc Nhat Ban - Ký túc xá, nhà khách, căn hộ ở ghép được chia sẻ theo tiêu chuẩn điều kiện vật chất và sinh hoạt. Trong mọi trường hợp, bạn sẽ có một phòng riêng trừ khi có hai người ghi danh với nhau và yêu cầu chia sẻ cùng chỗ ở. Ký túc xá thường được sắp xếp theo giới tính (nam, nữ) và có một số ký túc xá hỗn hợp.
Đặc điểm nhà ở tại Nhật Bản
Ký túc xá:
Du hoc Nhat Ban
- Người quản lý Ký túc xá sẽ luôn có mặt xung quanh nơi chỗ ở, vì vậy bạn có thể cảm thấy an toàn bất cứ lúc nào.
- Hiện có rất nhiều sinh viên trong ký túc xá và bạn có thể dễ dàng kết bạn.
- Lệ phí chỗ ở cũng tương đối rẻ hơn so với những chỗ ở khác.
Ở ghép/ chia sẻ chung Căn hộ
- Ở ghép về cơ bản có nghĩa là chia sẻ một ngôi nhà với những người khác.
- Sinh viên du học Nhật Bản sẽ chia sẻ phòng khách, nhà bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm.
- Bạn có thể trở thành bạn bè với những người từ các quốc gia và các tầng lớp xã hội khác nhau.
- Bạn có thể chọn thời gian lưu trú tại Nhật Bản vào mỗi tháng.
- Không có yêu cầu về tiền đặt cọc chỗ ở hoặc các khoản tiền quan trọng khác điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí đi lại khi du học Nhật Bản.
- Đồ nội thất cơ bản và điện tử gia dụng được cung cấp sẵn trong phòng để bạn có thể bắt đầu tận hưởng ngay một cuộc sống thoải mái.
Nhà dân bản xứ
- Bạn có thể sống với gia đình bản xứ Nhật Bản trong nhà của họ vào một khoảng thời gian ngắn.
- Như một quy luật chung, bữa ăn sáng sẽ được phục vụ mỗi ngày. Còn bữa ăn tối thường có thể được sắp xếp.
- Xin vui lòng không ở nhà dân bản xứ nếu bạn là người hút thuốc hoặc bị bệnh dị ứng

Theo du học Hoa Sen

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Làm việc tại Nhật: Làm thế nào để bắt đầu?

Thị trường lao động Nhật Bản mấy năm trước đây được ví như trong “kỳ băng hà”. Trong thời gian này, ngay với sinh viên đại học của Nhật tốt nghiệp ra trường, tìm được việc làm hợp với khả năng và sở thích không phải là chuyện đơn giản. Tuy vậy, trong thời gian này, khi thế hệ "baby boom " của Nhật Bản đang bước vào tuổi nghỉ hưu, thì nhu cầu tuyển dụng đã tăng hơn rất nhiều. Với du học sinh, cơ hội đang rất mở rộng , với những lý do chính sau. 1. Các công ty Nhật Bản đang tiếp tục buộc phải thay đổi phương thức quản lý và kinh doanh, quốc tế hoá để cạnh tranh, dẫn đến sự thay đổi nhận thức trong tuyển mộ nhân viên.

1. Khả năng tìm việc làm tại Nhật Bản
Không ít công ty nhìn nhận du học sinh tốt nghiệp là nguồn lực giúp đa dạng hoá văn hoá công ty và thế mạnh để phát triển ra nước ngoài. 2. Nhiều công ty đa quốc gia đã mở rộng hoạt động tại Nhật trong thời gian qua, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, tư vấn và tài chính. Cách nhìn của các công ty này đương nhiên là cởi mở hơn. 3. Chính phủ Nhật một mặt hạn chế lao động đơn giản nhập cư vào Nhật Bản, mặt khác lại đang khuyến khích lực lượng lao động có trình độ cao để thu hút chất xám từ nước ngoài. Hầu hết các trường hợp tìm được việc làm đều không gặp phải khó khăn về thủ tục từ phía chính phủ. Từ năm 1997, những sinh viên tốt nghiệp các trường trung cấp có chứng chỉ chuyên môn cũng được phép chuyển đổi sang thị thực lao động nếu được một công ty tại Nhật Bản nhận vào làm việc. Điều này đã làm tăng số lượng du học sinh ở lại làm việc sau tốt nghiệp. Cuộc điều tra năm 2002 cho thấy khoảng 1/4 sinh viên tốt nghiệp các khoá học đại học, cao đẳng, trung cấp và sau đại học tại Nhật Bản đã ở lại làm việc tại Nhật. Trong những khoá sinh viên Việt Nam ra trường gần đây, không ít người đang làm việc tại những công ty hàng đầu của Nhật Bản và nước ngoài.
2. Những bước thực hiệnNếu như bạn đã quyết định sẽ ở lại làm việc tại Nhật Bản, bạn có thể có những cách tiếp cận sau để tìm việc: a. Dựa trên quan hệ cá nhân tìm đến một công ty có quan hệ với Việt Nam. b. Qua sự giới thiệu của trường hoặc thầy để tiếp cận với một công ty cần người trong lĩnh vực chuyên môn của bạn. c. Ứng cử tự do để đầu quân cho một công ty mà bạn thích. Như vậy mỗi cách tiếp cận có những lợi thế và hạn chế riêng. Cách thứ nhất hướng đến đối tượng rất hẹp nhưng hiệu quả vì bạn có được “lợi thế tuyệt đối”. Cách thứ hai thì lợi thế cạnh tranh có ít hơn nhưng “thị trường” đã khá rộng. Cách cuối cùng thì lợi thế hầu như không có, bù lại là đối tượng lựa chọn rất đa dạng. Nếu không thấy quá sức thì nên triển khai theo cả ba cách vì cho dù thất bại hay thành công, việc tiếp xúc với các công ty đều mang lại cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm thiết thực mà nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường không có được. Dưới đây xin giới thiệu cụ thể hơn về cách tiếp cận thứ 3, vì đây là cách thức có nhiều rào cản nhất và hầu hết có thể áp dụng cho 2 cách còn lại. Trình tự các bước thực hiện cho sinh viên tốt nghiệp vào tháng 3 – Hướng dẫn về tìm việc do trường tiến hành – Đăng ký vào trang tìm việc, thu thập thông tin và định hướng – Tham gia buổi giới thiệu công ty – Tham gia các vòng thi tuyển – Có kết quả thi tuyển và chấp nhận không chính thức (naitei) – Chấp nhận không chính thức có hiệu lực – Làm thủ tục chuyển sang thị thực lao động – Chính thức ký hợp đồng lao động và bắt đầu làm việc Sau khi vượt qua kỳ thi và được chấp nhận không chính thức, bạn có thể tiếp tục tìm việc tại những công ty khác cho đến tận tháng 10, thời điểm mà bạn phải quyết định công ty sẽ vào làm việc từ những công ty đã chấp nhận bạn. Việc nhận naitei không có ràng buộc nào về mặt pháp lý, nhưng khi từ chối, cần có giải thích kèm với lời xin lỗi. Phía công ty nhìn chung sẽ chấp nhận một cách thoải mái nếu bạn có lý do rõ ràng. Thủ tục chuyển sang thị thực lao động có thể thực hiện từ tháng 1, trước khi ký hợp đồng lao động chính thức.
3. Kỳ thi tuyển nhân viên
Xuất phát Sau khi đăng ký vào trang tìm việc như recruitnavi, bạn sẽ nhận được liên lạc từ những công ty quan tâm. Việc đầu tiên bạn phải làm sẽ là viết sơ yếu lý lịch. Mặc dù sẽ có tới 80% xác suất sơ yếu lý lịch của bạn sẽ được cho vào… máy cắt giấy không qua một lần được đọc, vẫn phải viết với “tất cả bầu nhiệt huyết” vì nó sẽ là tài liệu duy nhất theo bạn từ đầu đến cuối cuộc đua. Cách viết chi tiết có thể tham khảo sách, chỉ xin lưu ý bạn nên viết thật cô đọng và ấn tượng để một người đọc cả vài chục bản lý lịch mỗi ngày sẽ chỉ nhớ… một mình bạn. Vòng thi viết đầu tiên là thi “thể lực”. Đây là vòng thi vô cùng nhàm chán vì được dùng để loại chừng 50-80% thí sinh chứ tuyệt nhiên không phải để chọn. Không ai có thời gian để “tìm kiếm tài năng trẻ” trong hàng nghìn hồ sơ, và họ đành giết nhầm còn hơn bỏ sót. Để đoạt được cơ hội tự khẳng định mình, bạn không có cách nào khác là nỗ lực và kiên nhẫn. Phần lớn các công ty áp dụng hình thức thi trắc nghiệm SPI. Các câu hỏi thi nhìn chung theo những dạng đã định sẵn, chỉ yêu cầu trình độ kiến thức phổ thông, nhưng đòi hỏi phản ứng nhanh. Hãy mua một vài cuốn sách luyện thi và làm quen với nó cho đến khi bạn đạt được kết quả cao trong các bài thi thử. 
Nội dung thi SPI
 
Kiểm tra năng lực: Kiểm tra năng lực cơ bản về ngôn ngữ, tư duy logic, toán học. Các câu hỏi đơn giản nhưng phải trả lời chính xác và nhanh Kiểm tra tính cách: Các câu hỏi trắc nghiệm về cách nghĩ và hành động, không phải cạnh tranh về điểm Kiểm tra mức độ thích ứng với công việc: Các câu hỏi dựa trên đặc thù từng loại công việc Gia tốcPhần thưởng dành cho những kẻ biết hy sinh là cơ hội bước vào vòng thi vấn đáp. Đây là lúc bạn bắt đầu đối mặt với cuộc chiến không cân sức. Những nhân viên thuộc bộ phận tuyển dụng của các công ty có trong tay hồ sơ của bạn, tài liệu hướng dẫn tỉ mỉ cách hỏi và đánh giá câu trả lời, và kinh nghiệm tiếp đón hàng nghìn cô cậu sinh viên như bạn. Thậm chí, họ còn “phân vai” cụ thể để không bỏ sót bất cứ một sơ hở nào của đối phương. Bạn không cần biết gì về họ nhưng ít nhất hãy tìm hiểu từ tất cả các nguồn thông tin về công ty của họ, chuẩn bị sẵn đáp án cho những câu hỏi phổ biến và một số câu hỏi dành cho đối phương. Một hai câu hỏi sắc sảo vào cuối buổi phỏng vấn sẽ để lại ấn tượng mạnh hơn bất cứ một câu trả lời nào. Nói chung, những câu hỏi ngu ngơ lại hay khó trả lời. Nếu bạn muốn thử sức, hãy tạm dừng đọc những dòng này và trả lời bằng tiếng Nhật hay tiếng Anh mấy câu hỏi sau: a. Bạn quan niệm thế nào là thành đạt? b. Người xung quanh thường hay nói gì về bạn? c. Hãy kể về giờ phút bạn thấy hạnh phúc/đau khổ nhất trong đời. 

Các hình thức thi vấn đáp 

Thi vấn đáp tập thể: Nhiều thí sinh cùng vào phòng thi và lần lượt trả lời cùng một câu hỏi của phía công ty. Mỗi người sẽ có thời gian chừng 5 đến 10 phút. Do thời gian hạn chế và dễ bị so sánh, chú ý trả lời ngắn gọn và ấn tượng. – Thi vấn đáp cá nhân: Một thí sinh được một hoặc nhiều người hỏi. Thời gian nhiều và tập trung hơn, và các câu hỏi hiểm hóc cũng nhiều hơn. – Thảo luận: Một nhóm gần 10 thí sinh sẽ được giao một chủ đề nhất định để thảo luận tự do, có thể đưa hoặc không đưa ra kết luận. Cần giữ thăng bằng giữa thể hiện ý kiến cá nhân và việc lắng nghe ý kiến xung quanh. – Tranh luận: Hai nhóm thí sinh được phân vai bảo vệ hoặc phủ nhận một quan điểm. Cần xác định rõ vai trò của cá nhân trong nhóm, thể hiện khả năng hợp tác tập thể và triển khai lý luận. – Thi vấn đáp với lãnh đạo công ty: Thời gian nhiều nhất và thường được thực hiện ở bước cuối cùng. Ngày càng có vai trò quan trọng. Thường thì bạn sẽ có “chiến hữu” cùng vào thi với mình (dù sao thì họ cũng không nỡ để bạn quá căng thẳng), nhưng khoảng 50% thí sinh sẽ ra khỏi phòng mà không có cơ hội trở lại “sân khấu” lần thứ hai. Vòng thi tiếp theo có thể dưới hình thức thi trình bày hoặc thi thảo luận theo nhóm. Nội dung thực ra chẳng ai quan tâm, cái họ đánh giá bạn là tư chất và khả năng giao tiếp. Với trình bày thì cần tự tin còn thảo luận nhóm thì phải tỉnh táo. Đừng nói nhiều cho dù bạn biết nhiều và có phát âm chuẩn hơn cả người Nhật, hãy cố gắng lắng nghe và “giúp đỡ người khác nói”.
Về đích
Những công ty khắt khe sẽ có thêm một vòng thi vấn đáp nữa. Vào đến vòng này, nếu không phạm sai lầm, bạn có thể đã cầm chắc thành công trong tay. Lần này bạn sẽ chỉ còn lại một mình trước những đối thủ còn già dặn và biết nhiều về bạn hơn cả lần trước. Hồ sơ của bạn đã được đọc kỹ và chi chít những ghi chú. Câu chuyện bắt đầu và sức ép tăng dần, cho đến khi bạn cảm thấy như muốn “chui xuống lỗ” thì họ đột nhiên chuyển qua thái độ niềm nở. Việc tăng sức ép thực ra rất đơn giản. Họ có thể hỏi một câu bâng quơ như “anh/chị hình dung mình sẽ là người như thế nào sau 10 năm”. Bạn sẽ hồn nhiên trả lời và sau đó liên tục phải trả lời các câu hỏi “tại sao?” cho đến khi thực sự rối loạn. Kiểu hỏi này là đòn cân não thử thách bản lĩnh của bạn. Tốt nhất trả lời điềm tĩnh, từ tốn, và tính đến câu hỏi tiếp theo. Cũng có thể là một cái bẫy đơn giản như kiểu “Tôi đang định đi du lịch Hà Nội, anh/chị cho biết nên như thế nào?”. Nếu bạn tốt bụng và bắt đầu hồ hởi dẫn giải, rất có thể bạn đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải hỏi trước khi trả lời. Mục đích chuyến đi là gì? Thời gian bao lâu? Đi một mình hay đi với ai? v.v… Thực ra người ta chẳng quan tâm gì đến thành phố quê hương mà bạn luôn tự hào, mà chỉ muốn thử tư duy logic của bạn. Những người phỏng vấn được giao phó chọn nhân viên mới theo tiêu chuẩn là người mình muốn trở thành cộng sự. Chính vì vậy, bao giờ họ cũng tạo ra những phút thực sự thoải mái để nhìn nhận “bộ mặt thật” của bạn. Hãy chuyện trò tự tin và đừng quên đặt câu hỏi. Một nguyên tắc: chỉ hỏi những câu hỏi dựa trên những điều bạn đã gạn lọc từ đống thông tin bạn có được. Những câu hỏi ngô nghê có thể sẽ làm cho người đối thoại cụt hứng. Nếu khi ra khỏi phòng, bạn có cảm giác muốn nói chuyện mãi với người đó, coi như bạn đã thành công.
Chuẩn bịNhững kinh nghiệm thi cử chỉ có thể giúp bạn không phạm sai lầm, còn để vượt lên được “thiên hạ” thì điều đầu tiên là phải biết mình, biết người. Muốn biết mình thì chỉ còn cách suy nghĩ thật điềm tĩnh về các giá trị sống của mình. Những quyển sách hay về hướng dẫn tìm việc đều chốt lại ở điểm này. Nếu như bạn chưa trả lời được khúc triết và thuyết phục được người khác về một cái quyết định đi hay ở của mình thì hãy tạm ngồi xuống, lấy bút viết lại những suy nghĩ của mình rồi sắp xếp cho ngay ngắn, chắc chắn sẽ rất có ích. Rất có thể, qua những suy nghĩ đó, bạn lại nhận ra rằng: thực ra, bạn chẳng hề muốn tìm cho mình một công việc ở cái xứ sở này. Muốn biết người thì cách tốt nhất là va chạm. Hãy nộp đơn vào một vài công ty mà bạn không thực sự muốn vào và “chơi trò chơi của bạn”. Bạn sẽ nhanh chóng có được sự tự tin cần thiết.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Du học Nhật Bản được gì?


Du học là 1 trong những giải pháp tốt cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân. Khi đi du học bạn đã chấp nhận thay đổi lối sống và môi trường sống của bản thân. Bạn phải tập nói 1 ngôn ngữ khác, giao tiếp trong nền văn hóa khác và sống xa gia đình. Du học Nhật Bản thậm chí sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn nữa đến cuộc sống con người và tương lai của bạn. Hãy cùng chúng tôi điểm thử một số lợi ích chính khi bạn đi du học Nhật bản.
Thái độ nghiêm túc
Rất nhiều trong số du học sinh của chúng tôi trước khi sang Nhật là những học sinh mà trong học bạ của các bạn trang nào cũng có dòng “Chưa nghiêm túc, mất trật tự trong giờ!” Nhưng khi sang Nhật du học 1 thời gian, các bạn đã trở thành những con người chín chắn, giao tiếp rất lịch sự, có chừng mực, được mọi người xung quanh yêu quý.
Làm việc có trách nhiệm
Ngoài thời gian học, các bạn phần lớn đều đi làm thêm để có thể trang trải học phí và sinh hoạt phí. Người Nhật rất coi trọng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Làm việc trong 1 công ty Nhật bạn học được rất nhiều đức tính tốt như làm việc có trách nhiệm, cẩn thận và chi tiết.
Kỷ luật tốt
Ở Nhật ko có khái niệm “Muộn 1 phút” hay “Muộn 5 phút”. Muộn là muộn ko phân biệt muộn bao lâu. Bạn sẽ thấy điều đó ngay từ tuần đầu hay tháng đầu học tập ở Nhật. Người Nhật cực kỳ dị ứng với việc muộn giờ hay thất hứa. Chính vì vậy bạn nên để ý điều này khi sống và học tập ở Nhật. Kỷ luật tốt chính là 1 trong những sức mạnh tạo nên nước Nhật kiên cường như hiện nay.
Tiền bạc
Điều này thì khỏi phải bàn cãi. Kiếm tiền ở Nhật thực sự rất dễ, nếu bạn muốn làm thêm để ngoài việc trang trải việc học và sống ở Nhật còn có thêm “chút ít” gửi về giúp đỡ gia đình thì Nhật bản chính là nơi lý tưởng để bạn thực hiện mong muốn đó. Bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm thêm với thu nhập cao ở Nhật. Công việc lại đã được công nghệ hóa nên rất đơn giản. Trung bình 1 du học sinh ngoài mục đích học tập ra còn thêm mục đích kiếm tiền thì có thể để dành ra khoảng 350 man (~1 tỉ VND) sau 2 năm học.
Tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn ko nên làm việc quá sức, hãy dành sức để học hành và giải trí nữa. Có rất nhiều thứ ở Nhật mà bạn nên trải nghiệm ngoài Arubaito ;)
Sự tự tin
Trong lớp học của bạn, ngoài Việt Nam ra còn có nhiều du học sinh đến từ các nước khác trên thế giới, việc giao lưu với những du học sinh này khiến cho sự tự tin của bạn được nâng cao. Bạn sẽ không còn cảm thấy bối rối khi đứng trước đông người hay nói chuyện với người nước ngoài nữa. Bạn sẽ dần trở thành 1 công dân toàn cầu.
Ngôn ngữ
Với khoảng từ 1 đến 2 năm học tiếng Nhật ngay tại nước sở tại, chắc chắn các kỹ năng tiếng của bạn sẽ hơn hẳn phần lớn những học sinh học 4 năm tại các trường ngoại ngữ ở Việt Nam. Việc này trước mắt sẽ giúp bạn dễ dàng sống và làm việc tiếp tại Nhật, sau là khi trở về nước mặt bằng lương cho những người sử dụng tiếng Nhật thành thạo như bạn sẽ cao hơn hẳn so với những người cùng trình độ nhưng ko có tiếng Nhật.
Kiến thức
Nhật bản là đất nước có khoa học kỹ thuật phát triển ở mức hàng đầu thế giới. Ngay cả việc sử dụng thành thạo tất cả những công cụ hay những máy móc trợ giúp hàng ngày cũng đã khiến bạn trở thành con người rành về công nghệ rồi. Nếu như bạn còn là du học sinh học về kỹ thuật và công nghệ ở đây nữa thì đúng là tuyệt vời. Có 1 lượng kiến thức rất lớn ở đây cần bạn tiếp thu. Bạn cố lên nhé!
Được tôn trọng
Đây là điều quan trọng nhất mà chúng tôi muốn các bạn đã đang và sẽ đi du học Nhật Bản cần để tâm. Trong 100 bạn du học Nhật Bản về nước thì có đến 90 bạn được nhận làm bởi những công ty lớn. Bằng cấp của bạn ở Nhật được đánh giá rất cao. Hơn nữa theo như lời của những du học sinh của chúng tôi, họ được hàng xóm láng giềng xung quanh rất ngưỡng mộ và tôn trọng. Nhà của những du học sinh Nhật bản luôn tràn ngập khách khứa đến hỏi han và xin kinh nghiệm đi du học.
Trên đây là một số lợi ích của việc đi du hoc nhat ban mà chúng tôi muốn đề cập trước nhất. Ngoài ra với từng người, từng hoàn cảnh họ còn thu được rất nhiều lợi ích khác từ việc đi du học Nhật.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Cuộc sống bên Nhật như thế nào?

Nhắc tới Nhật Bản là nhiều người hình dung đến một đất nước phát triển kinh tế hùng mạnh từ đống tro tàn chiến tranh, nói đến tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người nằm trong số những nước đứng đầu thế giới. Không ít người cho rằng cuộc sống ở Nhật Bản là thiên đường bởi tiền lương ở Nhật cao như tháp Tokyo hay những tòa nhà chọc trời sừng sững giữa các thành phố lớn của xứ Phù Tang. Vậy thực chất cuộc sống ở Nhật như thế nào?
Ở Nhật Bản, điều tra toàn quốc năm 1995 cho thấy, số người trong một hộ gia đình trung bình là 2,82 người. Hiện nay, ở Nhât Bản, hộ gia đình 1 người chiếm khá nhiều, tới 25,6 %. Đây chủ yếu là hộ của những thanh niên đi học hoặc đi làm xa nhà bố mẹ mà chưa lập gia đình. Vì vậy nếu chỉ tính hộ gia đình từ 2 người trở lên thì số người trung bình mỗi hộ là 3,44 người, tức là đa phần các hộ gia đình có khoảng 1 hoặc 2 con.
Cũng như người Việt Nam, người Nhật có quan niệm rằng càng có nhiều con càng hạnh phúc, nhưng hiện nay, người ta nghĩ rằng không thể có nhiều con được. Theo thăm dò do Văn phòng Thủ tướng tiến hành năm 1997 về lý do tại sao số con giảm đi, 58,2% trả lời rằng vì mất nhiều chi phí giáo dục con cái, 50,1% nêu lý do không có khả năng về kinh tế để nuôi dạy, chăm sóc con cái, và 44,7% trả lời rằng khó có thể vừa đi làm vừa nuôi con. Ở Nhật Bản, trong tất cả hộ gia đình có cả hai vợ chồng, tức là không kể những gia đình chỉ có một người, 57,2% các bà vợ đi làm và tỷ lệ hộ gia đình hạt nhân khá cao. Vì vậy, có con nhỏ thì vợ phải nghỉ việc để chăm sóc con. Và nói chung, sau khi đẻ con, người phụ nữ không dễ quay lại làm việc tại cơ quan cũ. Đây cũng là một trong nhiều lý do khiến cho gia đình Nhật Bản chỉ có ít con.
Theo thống kê năm 1997, thu nhập bình quân mỗi tháng của một hộ gia đình là 595.123 yên tức khoảng 4.400 đôla Mỹ. Nhưng mỗi tháng phải nộp thuế thu nhập, thuế cư trú và các loại cước phí bảo hiểm như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, v,v… tổng cộng chừng 98.150 yên, tức khoảng 16,5% so với thu nhập. Theo luật pháp Nhật Bản, công dân Nhật Bản bắt buộc phải gia nhập bảo hiểm y tế, 20 tuổi trở lên thì phải gia nhập bảo hiểm hưu trí, và những nhân viên biên chế của các công ty phải gia nhập bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy không thể tránh được những khoản tiền này. Kể từ tháng 4/1997, mức thuế tiêu dùng tăng từ 3% lên 5% và chế độ giảm thuế đặc biệt kéo dài 3 năm cũng bị hủy bỏ, nên người dân phải chịu nhiều gánh nặng hơn trước.
Một khoản chi phí lớn khác trong gia đình là chi phí ăn uống. Thống kê cho thấy mức chi trung bình khoảng 80.000 yên tức khoảng 600 đôla 1 tháng, chiếm 13,4% tổng thu nhập. Món ăn chính của người Nhật là cơm. Ở Nhật Bản, giá 1kg gạo loại trung bình khoảng 5-600 yên, tức khoảng 4,5 đôla Mỹ, gấp mươi, mười lăm lần giá ở Việt Nam. Cùng với cơm người dân Nhật ăn các loại thịt, cá, rau, đậu. Nói về thịt người Nhật thích ăn 3 loại thịt là thịt bò, thịt lợn, thịt gà. Ngoài 3 loại thịt này ra họ còn ăn các loại thịt khác như thịt cừu, ngựa, lợn rừng v,v… nhưng số lượng tiêu thụ không đáng kể. Giá 1 cân thịt bò khoảng 7.000 yên tức khoảng 52 đôla, thịt lợn khoảng hơn 16 đôla, thịt gà khoảng 8 đôla. Cá thì người Nhật thích ăn các loại cá biển hơn cá nước ngọt. Người Nhật thường ăn trứng gà, không ăn trứng vịt. Giá trứng gà Nhật Bản khá rẻ, 1 quả khoảng 13 yên tức khoảng 0,1 đôla. Đối với các loại rau và hoa quả thì 1 cân bắp cải, củ cải giá 170 yên, tức 1,3 đôla. 1 cân táo 500 yên tức 3,7 đôla, 1 cân nho khoảng 1.400 yên tức 10,4 đôla. Nói chung, thực phẩm Nhật Bản rất đắt, không chỉ so với mức giá Việt Nam mà cả nhiều nước khác trên thế giới.
Đắt đỏ nhất ở Nhật Bản phải kể đến giá nhà ở. Tuy giá đất ở Nhật đã giảm nhiều kể từ khi nền kinh tế thổi phồng sụp đổ, theo những thống kê đầu năm 98, giá đất ở Tokyo và Osaka vẫn đắt nhất trên thế giới. Nếu muốn mua nhà ở thủ đô Tokyo với mức chi phí gấp 5 lần tổng thu nhập 1 năm, tức khoảng 260.000 đôla, thì phải tìm ở những nơi cách xa trung tâm Tokyo khoảng 60 km, và nơi đó đương nhiên là ngoại thành. Muốn tìm nhà trong nội thành Tokyo thì có lẽ phải chuẩn bị 700.000 đôla trở lên. Trong bối cảnh như vậy, 60% hộ gia đình sống ở nhà mua và 40% còn lại sống ở nhà thuê. 35% hộ gia đình sống ở nhà tập thể, chung cư. Nếu chỉ tính vùng Tokyo thì hơn 50% hộ sống ở nhà tập thể. Khi mua nhà, người ta áp dụng chế độ trả góp dài kỳ 20-30 năm, với mức trả góp mỗi tháng khoảng 750 đôla. Có một số công ty bất động sản cho phép áp dụng trả góp 100 năm.
Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người mua nhà trả góp. Thu nhập trong tương lai phải ổn định thì mọi người mới sẵn sàng mua nhà theo hình thức này. Nhưng hiện nay kinh tế Nhật Bản đang trì trệ nên sức mua nhà cũng giảm đi.
Tình hình kinh tế định trệ những năm 1997-98 khiến cho người dân Nhật Bản rất lo lắng về cuộc sống. Theo thăm dò năm ngoái của Văn phòng Thủ tướng, vấn đề nhiều người lo lắng nhất là sức khỏe của bản thân, thứ 2 là cuộc sống sau khi về hưu, thứ 3 là sức khỏe của gia đình, thứ 4 là thu nhập từ nay trở đi, tiếp đến là học hành, tìm việc, hôn nhân của con cái.
Ở Nhật Bản, trường cấp 1 và cấp 2 là giáo dục bắt buộc nên nếu con đi học các trường công thì không cần nộp học phí. Nhưng để cho con đi học mẫu giáo, trường cấp 3, đại học và các trường chuyên môn thì phải nộp học phí. Theo bộ giáo dục, kể từ khi con 4 tuổi bắt đầu đi mẫu giáo đến khi 18 tuổi tốt nghiệp cấp 3, tổng cộng các chi phí cho con đi học, bao gồm học phí nộp cho nhà trường, tiền mua văn phòng phẩm, tiền ăn trưa ở trường v,v… vào khoảng 38.000 đôla nếu học trường công, còn học trường tư thì chừng 69.000 đôla. Đây là chỉ tính chi phí cho 1 con.
Nói chung người ngoài nhìn vào Nhật Bản đều cho rằng cuộc sống ở Nhật Bản thật sung sướng vì lương bổng cao, phúc lợi tốt. Mà quả thực, với số tiền lương lĩnh trong nước, nếu tiêu ở nước ngoài là những nơi có vật giá rẻ hơn nhiều thì rõ ràng dễ mang lại ấn tượng người Nhật chi mạnh tay. Bản thân người Nhật, đến 91% cho rằng họ thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, từ những số liệu kể trên, nếu lấy tổng thu nhập của mỗi hộ gia đình trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, chi phí ăn uống, đi lại, giáo dục cho con cái, v.v… thì thấy cũng chẳng còn lại bao nhiêu.
Nhật Bản là một trong những nước mà người dân có thu nhập cao trên thế giới. Nhưng với mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Nhật, có lẽ chỉ nên dùng từ “đủ” chứ không thể dùng từ “dư thừa” để nói đến cuộc sống của người Nhật. Có chăng chỉ là một bộ phận trong xã hội mà thôi.
Ở Nhật Bản, công việc tốt có nghĩa là tiền lương cao và đảm bảo một tương lai ổn định. Và để dễ dàng có một công việc tốt như mong muốn thì phải có tấm bằng đại học danh giá. Có lẽ vì vậy nên các gia đình chỉ có ít con để có khả năng đầu tư. Nhưng cạnh tranh gay gắt về giáo dục không chỉ là gánh nặng của các bậc phụ huynh mà còn là gánh nặng của bản thân những đứa trẻ. Đối với những em 10 tuổi, thời giờ dành cho học tập trung bình trong 1 ngày là khoảng 6 tiếng đồng hồ.
Học sinh Nhật Bản học rất nhiều. Ở Nhật Bản, giờ học của các trường cấp 1, 2, 3 bắt đầu từ khoảng 8 giờ 30 phút. 1 tiết kéo dài 45-50 phút, học hết 4 tiết thì nghỉ trưa khoảng 1 tiếng rồi lại học thêm 2 tiết nữa. Học xong vẫn chưa về được mà phải tự dọn dẹp phòng học sạch sẽ, sau đó phải tham gia vào các hoạt động thể thao, văn hóa, gọi là “kurabu” tức “câu lạc bộ.” Từ lớp 4 trở lên, các học sinh tự chọn những môn mà mình quan tâm, và tham gia câu lạc bộ dành cho môn đó. Ở trường có nhiều câu lạc bộ như bóng chày, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, kiếm đạo, nhu đạo, trà đạo, họa, nhạc, v,v… Sau khi tan học, các học sinh về nhà ăn cơm. Cũng như Việt Nam, ở Nhật Bản, “kinh doanh giáo dục” được triển khai tích cực và có rất nhiều trường luyện thi “Juku”. Nhiều học sinh sau giờ học ở trường chính quy, về nhà ăn cơm xong lại đến trường “Juku” để học thêm. Theo điều tra năm 1996 của bộ giáo dục, thậm chí trong các học sinh cấp 1 cũng có gần 40% học sinh đi học trường luyện thi. Đối với học sinh cấp 2 thì tỷ lệ này tăng lên đến 70%.
Học quá nhiều như vậy nên trẻ em Nhật Bản ít có thời gian vui chơi. Theo điều tra năm ngoái, mỗi ngày, thời gian dành cho các hoạt động giải trí của học sinh trường cấp 2 trung bình chỉ là 54 phút. Kết quả điều tra năm 1996 cho thấy, trong thời gian rỗi, học sinh nam thích nhất là trò chơi điện tử. Phương tiện giải trí này được xếp thứ nhất đối với học sinh cấp 1-2 và thứ 2 trong học sinh cấp 3. Cách giải trí được học sinh nam ưa thích thứ 2 là nghe nhạc. Học sinh nữ thì thích nhất là nghe nhạc, thứ 2 là chơi trò chơi điện tử. Trong học sinh cấp 3, cả nam, nữ đều thích hát karaoke. Karaoke không được xếp trong 10 trò chơi giải trí ưa thích nhất của học sinh cấp 1-2 nhưng đối với học sinh cấp 3 thì được xếp thứ 3 với nam giới, thứ 2 với nữ giới.
Ở trường, các em sinh hoạt câu lạc bộ và trong đó có các môn thể thao nên khi nghỉ ngơi thì ít chơi thể thao. Học sinh cấp 2 chơi thể thao chỉ 51 phút và học sinh cấp 3 thì chỉ chơi 34 phút trong tuần. Theo điều tra này, đối với học sinh 10 tuổi, thứ tự các môn thể thao được ưa thích là bowling, bơi, bóng chày, bóng đá, bóng rổ. Những người lứa tuổi 20 thích chơi các môn bowling, trượt tuyết, bóng chày, câu cá, bơi. Những người 30 tuổi trở lên thì chơi golf nhiều nhất. Ở Nhật Bản, golf là môn thể thao chiếm vị trí hơi đặc biệt. Khi người ta chiêu đãi đối tác kinh doanh thì họ mời đối tác đó đi đánh golf.
Còn cuộc sống của người lớn như thế nào? Đa số người lớn đương nhiên phải đi làm để kiếm sống. Sự khác biệt lớn với tình hình lao động Việt Nam là tỷ lệ nhân viên làm việc trong các cơ sở nhà nước và các chính quyền địa phương. Ở Nhật Bản, số lượng viên chức cả các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương là 4.430.000 người, chiếm 7% trong tổng số người lao động là 64.142.000. 93% còn lại đi làm các công ty và cơ quan thuộc khu vực tư nhân. Xét về loại việc làm, 30% người lao động làm việc liên quan đến sản xuất mặt hàng công nghiệp, xây dựng như nhân viên nhà máy, kỹ sư, công nhân xây dựng v,v… Kế tiếp là những người làm việc tại văn phòng, chiếm 18,8%, người bán hàng chiếm 14,8%, những người làm việc nghiên cứu – phát triển chiếm 12%. Những người làm nông nghiệp, ngư nghiệp chỉ chiếm 5,9%.
Số người làm việc ở nhà máy, số kỹ sư và công nhân ngành xây dựng nhiều như vậy, chính là ví dụ rõ nhất về 1 nước công nghiệp tiên tiến. Trong 30 năm qua, giới này lúc nào cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số người lao động, luôn luôn hơn 30%. Trong khi đó, số người làm nghề nông, ngư nghiệp giảm đi một cách nhanh chóng. 30 năm trước họ chiếm gần 25% nhưng hiện nay chỉ chiếm 5,9%, mà đa số là người già. Đây cũng là vấn đề nghiêm trọng. Ngược lại, những người làm nghề nghiên cứu-phát triển, nhân viên văn phòng, làm việc dịch vụ đã và đang tăng lên.
Một điểm khác biệt của công nhân viên Nhật Bản so với công tư chức ở Việt Nam là thời gian đi làm – vừa mất thời gian, vừa rất mệt mỏi. Thời gian đi làm và về nhà trong một ngày của tất cả người lao động bình quân là 49 phút. Nhưng ở các thành phố lớn như Tokyo thì thời giờ đi lại thực tế cao gấp đôi chỉ số trung bình nói trên. Điều này khiến người cha, người chồng đi làm ở ngoài khó có nhiều dịp tiếp xúc với gia đình. Vào những ngày trong tuần, trừ thời gian ngủ, thời gian người cha, người chồng tiếp xúc với gia đình chỉ khoảng 4 tiếng đồng hồ.
Từ trước đến nay, người Nhật Bản nghĩ rằng để đưa kinh tế đất nước phát triển, người dân phải chịu khó, làm việc cần cù. Nay Nhật Bản đã đạt mục tiêu “trở thành một nước phát triển kinh tế” nên cách suy nghĩ của người dân cũng dần dần thay đổi. 56% người nghĩ rằng, về mặt vật chất họ có đủ thứ rồi nên từ nay trở đi sẽ coi trọng đến việc làm cho cuộc sống tinh thần phong phú hơn. 54,6% người nghĩ rằng, dù không thỏa mãn được về kinh tế thì họ cũng dành ưu tiên hơn cho một cuộc sống dễ chịu, thoải mái.
Gần đây, người Nhật Bản đã bắt đầu nghĩ tới việc làm cho cuộc sống tinh thần phong phú hơn. Nhưng khi người ta có quan tâm đến điều đó thì kinh tế Nhật Bản trên đường suy thoái. Hiện nay, các công ty đang mạnh mẽ tiến hành cải tổ. Số vụ phá sản của công ty cũng tăng lên. Sự ổn định của thị trường lao động dựa trên chế độ thâm niên và tuyển dụng suốt đời đang bị đe dọa. Có nhiều người đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Trong khi đó, số người già tăng với tốc độ khá nhanh. Có thể nói, sau thế chiến 2, thời kỳ khó khăn thứ 2 của Nhật Bản đã bắt đầu.
Có nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Một số nhà bình luận Nhật Bản và nước ngoài nói rằng cơ cấu giáo dục, lao động, tài chính, hành chính và chính trị phải xem xét lại. Hiện nay, bản thân nước Nhật cũng cố gắng tìm con đường đi trong tương lai và bắt đầu các cuộc cải cách, ví như cuộc cải cách mang tên “Big Bang”.
Người ta cho rằng, trong tình hình hiện nay, người dân phải phát huy bản chất dân tộc và truyền thống để đối phó với những thay đổi nhằm giữ gìn hành phúc và những thành công đã đạt được./.
Nếu bạn yêu thích Nhật Bản và muốn du học Nhật Bản hãy liên hệ với Hoa Sen để được tư vấn miễn phí!

Du học Nhật Bản: Đại học Seikei

Đại học Seikei là một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Nhật bản tọa lạc tại thành phố Tokyo. Từ năm 1906 Seikei đã được hình thành, bước đầu chỉ là một trường phổ thông nho nhỏ. Rồi sau đó nâng cấp thành 1 nhóm gồm một trường tiểu học, một trường Trung học nam, một trường trung học nữ và một trường kỹ thuật. Năm 1925, trường trung học nam trở thành trường học theo chương trình 7 năm. Năm 1949 Đại học Seikei được chính thức thành lập, lúc đó có Khoa Khoa học Chính trị và Khoa Kinh tế. Đến năm 1962 thêm Khoa Kỹ thuật, năm 1965  thêm Khoa  Nhân văn, năm 1966 thêm chương trình sau đại học với cấp Cao học kỹ thuật. Cứ thế, Trường phát triển dần, thêm từng khoa, từng cấp học.
Đến năm 1991, trường bắt đầu chương trình  trao đổi với Đại học Griffith (Úc) và đặt một chương trình đặc biệt tại Đại học Edingburgh (Anh). Năm 1992 Trường bắt đầu có chương trình trao đổi với Đại học Edingburgh, đặc các chương trình đặc biệt tại cao đẳng Pembroke (Anh) và Đại học Gonzaga (Mỹ) . Từ đó Trường có thêm các chương trình trao đổi với những trường đại học khác trên thế giới.
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
Đối với các sinh viên nước ngoài, cần những điều kiện tối thiểu sau đây để đăng ký dự tuyển:
♦   Chứng chỉ xác nhận đã hoàn tất chương trình 12 phổ thông (chương trình 16 năm đối với các ứng viên đăng ký cấp Cao học và 18 năm đối với các ứng viên đăng ký cấp Tiến sĩ) .
♦   Bằng chứng để chứng minh ứng viên có đủ khả năng tài chính theo học hết khóa  học.
♦   Bằng chứng về một người bảo lãnh đang sống tại Nhật.
Sau khi nộp hồ sơ, các ứng viên sẽ dự một kỳ thi tuyển sinh để nhà trường xét tiếp nhận vào học.
Các dạng học không cần thi tuyển
Đối với sinh viên nước ngoài, nhà trường có các dạng học không phải thi tuyển như sau:
○ Học bán thời gian
Sinh viên có thể đăng ký vào các lớp bán thời gian để học trong vòng một năm    hoặc một học kỳ.
○ Sinh viên nghiên cứu
Sinh viên có thể đăng ký vào các lớp nghiên cứu ở cấp đại học hay cấp sau đại học trong vòng một năm học. Sinh viên nghiên cứu sẽ học với một giáo viên cố vấn và có thể tham dự một số môn học liên quan tới ngành mình đang nghiên cứu.
○  Sinh viên Dự thính
Sinh viên có thể xin học dự thính ở cấp đại học hoặc cấp sau đại học trong vòng một năm học hoặc hoặc một học kỳ.
○ Dự thính lớp Tiếng Nhật
Nhà trường chấp nhận các sinh viên tới dự thính các lớp tiếng Nhật tổ chức tại Trung tâm trao đổi Quốc tế (CIE).
CÁC KHOA CỦA TRƯỜNG
●  Khoa Kinh tế.
●  Khoa Kỹ thuật.
-    Ngành Kỹ thuật cơ khí.
-    Ngành Kỹ thuật Điên và Điện tử .
-    Ngành Hóa Ứng dụng.
-    Ngành Kỹ thuật Công nghiệp và khoa học thông tin.
●   Khoa Nhân văn
-    Ngành Văn chương Anh và Mỹ.
-    Ngành Văn chương Nhật bản.
-    Ngành Nghiên cứu Các nền Văn minh đan chéo.
-    Ngành Các Xã hội Đương đại.
●   Khoa Luật
-    Ngành Luật.
-    Ngành Khoa học Chính trị.

CÔNG TY TNHH DU HỌC HOA SEN 
Trụ sở chính : 58 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 7301 1518 - (08) 7301 1519
Email : info@duhochoasen.com
 
Website: duhochoasen.com | duhochoasen.edu.vn 
TAGS: du hoc nhat ban | du hoc nhat ban 2013 | du hoc nhat ban 2014 |

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Độc đáo nghệ thuật viết thư tranh etegami Nhật Bản

Độc đáo nghệ thuật viết thư tranh etegami ở Nhật

Etegami là một loại hình nghệ thuật lạ chỉ có tại Nhật Bản và đang được phổ biến rộng rãi.
Etegami là nghệ thuật dân gian của Nhật Bản, thường bao gồm một bức tranh vẽ tay cùng vài lời nhắn nhủ gửi cho những người thân, bạn bè. Vì vậy, chúng còn được gọi là thư tranh. 
Khái niệm về thư đi kèm tranh đã ra đời từ lâu, nhưng phải đến năm 1970, với sự quảng bá của họa sĩ Koike Kunio, nó mới được nhiều người biết đến rộng rãi. Ngày nay, Koike chính là chủ tịch của hiệp hội Etegami hiện đại. Cũng chính ông đã đặt ra châm ngôn cho bộ môn thư tranh này, đó là: “Heta de ii, heta ga ii”, tạm dịch là: “Vụng về vẫn rất đẹp”, ý chỉ những bức tranh do những người không chuyên vẽ vẫn rất dễ đi vào lòng người. 
Được cổ vũ bởi khẩu hiệu này, ngày càng nhiều người, già cũng như trẻ tham gia vào hoạt động viết thư kèm tranh như một hoạt động thư giãn lúc nghỉ ngơi. Các lớp dạy vẽ etegami cũng mọc lên khắp nơi.
Có rất ít quy luật liên quan đến etegami. Các dụng cụ thường được sử dụng là chổi vẽ, mực sumi, màu gansai và một giấy Nhật làm như dạng bưu thiếp. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dùng màu vẽ thông thường. 
Bạn chỉ việc vẽ tất cả những gì bạn thích và cảm nhận của bạn về nó để gửi cho những người thân yêu. Chẳng hạn khi bạn ăn một bát mỳ ngon, bạn có thể vẽ lại bát mỳ đó với những dòng cảm xúc về nó gửi cho bạn bè mình. 
Ở một số thành phố tại Nhật, có cả bảo tàng trưng bày các bức etegami qua nhiều năm tháng. Nhiều người gặp hoàn cảnh đau buồn cũng thường gửi etegami tới đây, như một cách an ủi tinh thần, dù không mong được hồi đáp. 
Trong thời đại bùng nổ internet khi tất cả đều gửi cho nhau những thông điệp ngắn gọn qua email, tin nhắn điện thoại, viber, chat room…, etegami là một cách gửi đi thông điệp đầy cảm xúc và là loại hình nghệ thuật xứng đáng được giữ gìn và nhân rộng. 
Theo du hoc Nhat Ban Hoa Sen

Du học Nhật Bản vừa học vừa làm

Chương trình du học Nhật Bản vừa học vừa làm, giúp các em học sinh, sinh viên… thực hiện ước mơ làm việc và học tập tại đất nước có nền giáo dục hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
5-7 năm về trước, du học vốn là giấc mơ xa xỉ của nhiều em học sinh vùng nông thôn. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, chương trình du học Nhật Bản vừa học, vừa làm xuất hiện, đã phá tan rào cản về kinh tế, giúp các em thực hiện ước mơ của mình một cách dễ dàng hơn.
Đây là chương trình được Việt Nam và Nhật Bản hợp tác triển khai trong một vài năm gần đây. Đến nay, chương trình đã đạt được nhiều thành công, được các du học sinh đang học tập tại Nhật Bản đánh giá cao.
Ước mơ trong tầm tay
Giám đốc của Hoa Sen cho biết: “Kinh phí là rào cản lớn nhất khiến nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh e ngại với việc đi du học. Tuy nhiên, điều này sẽ được giải quyết nếu gia đình biết lựa chọn đúng địa điểm và cách thức du học hợp lý”.
Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chi phí học tập và sinh hoạt nơi đây rất đắt đỏ, nhưng bù lại, chính sách của chính phủ Nhật Bản lại cho phép du học sinh đi làm thêm. Với dân số già, thiếu lao động, các em học sinh có được nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm, với mức thu nhập đủ để trang trải cho cuộc sống và học tập tại Nhật. Du học nhật bản vừa học vừa làm chính là cách thức du học phù hợp với nhưng bạn có hoàn cảnh gia đình không khá giả, biết vươn lên phấn đấu và muốn rèn luyện mình ở môi trường nghiêm túc, kỷ luật chặt chẽ của Nhật Bản.
Nhiều việc làm với thu nhập cao
Số tiền ban đầu bỏ ra để du học theo phương thức này khoảng từ 180 – 260 triệu đồng (tuỳ vào từng trường) gồm các khoản học phí, sách vở, đồng phục bảo hiểm cho 1 năm, tiền thuê nhà hoặc ký túc xá, vé máy bay, thủ tục hồ sơ… Nếu năng nổ, ngay sau khi sang Nhật Bản 3 tháng, học sinh có thể đi làm ngay để “lấy lại” số tiền trên.
Với các việc làm thêm như phục vụ quán ăn, nhà hàng, khách sạn, công nhân đóng gói thực phẩm…, du học sinh có thể có thu nhập từ 800 – 1.000 Yên/giờ (tương đương 216.000 – 270.000 đồng). Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, du học sinh có thể làm thêm 4 giờ/ngày, thấp nhất một du học sinh có thu nhập từ làm thêm bình quân từ 80.000 đến 100.000 yên/tháng. Cộng với lao động vào ngày nghỉ, ngày lễ, một học sinh hoàn toàn có thể đủ chi trả kinh phí cho việc học tập, sinh hoạt.
 “Một sinh viên học trong nước tốn 3 – 4 triệu đồng/tháng, tổng cộng cũng tốn gần 200 triệu đồng/khoá nhưng ra trường chưa hẳn có được một công việc tốt. Cũng với số tiền đó, nếu gia đình chuyển đổi đầu tư cho học sinh đi du học ở Nhật Bản sẽ đạt được nhiều mục đích hơn: giúp các em học sinh sống tự lập, được trải nghiệm tại vùng đất nhiều nét truyền thống xen lẫn hiện đại, có bằng cấp đạt chuẩn quốc tế…”
Một điểm rất đáng chú ý nữa của chương trình này là học sinh có thể có cơ hội đạt visa lưu trú vĩnh viễn sau khi học tập tại Nhật Bản. Du học sinh sau khi tốt nghiệp có thể có được việc làm với sự hỗ trợ của các tổ chức việc làm tại Nhật, công ty tư vấn du học hoặc nỗ lực cá nhân của chính du học sinh. Với một thị trường lao động già, còn thiếu như Nhật, một cơ hội việc làm, tăng thu nhập, tích cóp không phải là điều khó khăn đối với các bạn trẻ Việt Nam.
Điều kiện tham gia chương trình du học Nhật Bản vừa học vừa làm
Tối thiểu tốt nghiệp PTTH, dưới 30 tuổi (học lực từ trung bình trở lên), đủ sức khoẻ. Không xét ngoại hình. Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng là một lợi thế.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ địa chỉ dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:

CÔNG TY TNHH DU HỌC HOA SEN 
Trụ sở chính : 58 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 7301 1518 - (08) 7301 1519
Email : info@duhochoasen.com
 
Website: duhochoasen.com | duhochoasen.edu.vn

Mùa hè ý nghĩa cùng du học sinh du học Nhật

Đối với bạn học sinh đi du học Nhật thì mùa hè thường là dịp thuận lợi để họ “cày bừa”, kiếm thêm tiền phục vụ cho chi phí học tập và ăn ở trong năm học mới. Do vậy, rất nhiều bạn đã quyết định không về nước mà ở lại Nhật và tham gia vào các công việc làm thêm bán thời gian.
Tình hình làm thêm của du học sinh:
Du học sinh Việt Nam được coi là khá năng động khi có thể làm việc trên rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề, từ chạy bàn, phụ bếp, dạy gia sư  đến đứng đếm xe chạy trên đường để đo lưu lượng giao thông.
Trung bình sau 3 tháng hè, nếu một học sinh làm việc chăm chỉ ở những công việc thuộc  dạng “lao động chân tay” thì cũng có thể kiếm được 10 000 USD, mức lương ước mơ mà tại Việt Nam của nhiều bạn trẻ.
Hè này, Hoàng Lan, học đại học Osaka, tham gia dạy tiếng Việt cho 2 em bé có bố mẹ gốc Việt. Công việc gia sư không lấy gì làm vất vả, được coi trọng mà mức lương cũng kha khá. Được giao lưu với người Việt, được nói tiếng ngôn ngữ mẹ đẻ, Lan thấy rất vui và tâm huyết với công việc.
Diệu Anh, học tại trường Nhật Ngữ Meros lại yêu thích công việc làm bồi bàn. Tại đó, không những có được thêm thu nhập, Diệu Anh còn học hỏi được rất nhiều món ăn ngon và truyền thống của Nhật Bản. Đi làm tại đây thì cô không còn ngại nấu nướng nữa mà coi đó là niềm vui và nghệ thuật để cô thỏa sức sáng tạo.
Trung Hiếu năng động hơn khi mới sang Nhật được 2 năm, cậu đã kết nối được với vài mối chuyên cung cấp sim số đẹp và thẻ điện thoại. Nhờ vào công việc buôn bán này, không những cậu không phải xin tiền học mà còn gửi về Việt Nam biếu bố mẹ hàng tháng.
Đăng Nguyên, đang học năm cuối trường cao đẳng y tế IGL, khoa nha sĩ, may mắn hơn khi có người nhà mở một phòng khám nha khoa và cậu có thể tham gia làm y tá, phụ giúp bác sĩ những việc như tiêm thuốc, hàn răng…
Học được gì từ việc làm thêm
Việc làm thêm giúp ích nhiều cho sinh viên cả về tâm lý lẫn kinh nghiệm. Không những có tiền trang trải cho cuộc sống và học tập, những giờ đi làm thêm ngoài các tiết học căng thẳng giúp các bạn giải được Stress và cảm thấy thoải mái đầu óc hơn. Các bạn còn có thể học được thêm nhiều về văn hóa ứng xử thông qua giao tiếp với người bản xứ.
Việc bán thời gian còn là mảnh đất màu mỡ để các bạn sinh viên gieo trồng và gặt hái những kinh nghiệm quý báu, giúp ích cho công việc sau này. Trải nghiệm thực tế không chỉ là những bài học quý báu cho sinh viên mà còn là thước đo để các nhà tuyển dụng quyết định xem sinh viên đó có đủ điều kiện hay không, do đó, nó thực sự giúp bạn rất nhiều trong việc “làm đẹp” đơn xin việc sau này.
Cách tìm việc làm thêm ở Nhật
Phương thức truyền thống và hiệu quả nhất là bạn có thể nhờ cậy các bậc “tiền bối” đi trước bởi họ có nhiều mối quan hệ và nhiều kinh nghiệm trong việc chọn công việc, do đó sẽ có những gợi ý, giới thiệu công việc hợp lý cho bạn.
Tìm kiếm qua các mục quảng cáo trên mạng hoặc tạp chí: bằng cách này, sự lựa chọn của bạn sẽ được phong phú, đa dạng hơn và bạn còn có thể luyện tập khả năng đọc tiếng Nhật nhiều hơn khi đọc các tờ báo này.
CÔNG TY TNHH DU HỌC HOA SEN
Trụ sở chính : 58 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 7301 1518 - (08) 7301 1519
Email : info@duhochoasen.com
 

Website: duhochoasen.com | duhochoasen.edu.vn 

Mách nhỏ các bạn khi du học tại xứ sở Sushi Nhật Bản

Đất nước Nhật Bản hằng năm vẫn thu hút một lượng lớn học sinh Việt Nam đến đây học tập. Nhưng trước khi đặt chân đến đất nước với món sushi ngon tuyệt thì bạn cần ghi nhanh vào vở những tip sau đây nhé.
1: Cày chăm chỉ Tiếng Nhật
Muốn du học thì điều kiện đầu tiên là thành thạo ngoại ngữ. Tuy nhiên nếu muốn du học ở Nhật thì bạn phải cày tiếng Nhật thật chăm vào thì cơ hội du học tại Nhật càng lớn.
Tiếng Anh khá thông dụng tại bậc sau đại học nhưng ở bậc đại học, trừ một số chương trình quốc tế, các bài giảng và tài liệu đều dùng tiếng Nhật. Ngoài ra, nó còn được dùng ở hầu hết các hội thảo khoa học và các tạp chí trong nước. Tiếng Nhật cũng sẽ cần thiết cho bạn trong đời sống sinh hoạt do khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người Nhật không cao. Tất cả các bảng hiệu, cửa hàng, thậm chí là thực đơn… đều được ghi hoàn toàn bằng tiếng địa phương, rất ít khi ghi kèm thêm một loại ngoại ngữ nào khác.
Nếu bạn siêu tiếng Anh còn tiếng Nhật thì mù tịt thì lời khuyên dành cho bạn là hãy mau mau đăng kí một khoá tiếng Nhật và chăm chỉ cày trước khi đăng kí du học tại một trường Đại học nào đó tại đất nước này.
                                                             Ở Nhật mọi người vẫn chuộng sử dụng tiếng địa phương hơn.
2: Vượt qua kì thi tuyển cam go
Ở Nhật Bản, đa số các trường đại học, cao đẳng và cao học đều là dân lập, còn các trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ là của quốc gia hoặc thuộc hệ thống công lập.
Ngoài việc tổ chức kỳ thi tuyển, nhiều trường đại học ở Nhật có chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho du học sinh. Một số nơi chọn sinh viên căn cứ theo điểm kiểm tra năng lực tiếng Nhật và kỳ thi dành cho du học sinh tự túc nước ngoài. Kỳ thi này do Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản tổ chức. Ngành nhân văn thi Toán, Sử thế giới, Anh văn; ngành khoa học thi Toán và 2 trong 3 môn Lý, Hóa, Sinh.
Nếu muốn tham dự các chương trình cao học chính quy bạn phải qua kỳ thi tuyển. Thí sinh sẽ làm bài kiểm tra viết các môn như tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, chuyên môn và thi vấn đáp. Đối với nghiên cứu sinh thì phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học.
Để vào học cao đẳng thì phải đậu kỳ thi đầu vào do nhà trường tổ chức. Thi tuyển vào trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ được tổ chức bằng cách kết hợp như xét hồ sơ, phỏng vấn, thi tiếng Nhật, môn học, làm bài luận, kiểm tra kỹ năng, năng khiếu.
3: Tập ăn cá sống cho bằng được!
Chắc chắn có không ít teen nhà ta không dám đụng đũa đến huống chi là đưa những miếng cá sống vào miệng. Tuy nhiên nếu bạn muốn du học tại Nhật Bản thì trước tiên phải tập ăn bằng được món cá sống này.
Điều này không có nghĩa khi bạn đến Nhật Bản thì mọi người đều bắt buộc bạn ăn, mà bởi vì món cá này rất ngon và bạn sẽ thấy món ăn này có ở hầu hết những quán ăn, trên khắp đường phố Nhật Bản.
Hãy yên tâm về chất lượng vệ sinh cũng như độ an toàn cho chiếc bao tử và đường ruột của bạn, vì để chế biến món cá sống thì những đầu bếp đã phải tuân theo những nguyên tắc ngặt nghèo nhằm đảm bảo vệ sinh rồi đấy!
4: Ai thích ăn cay thì xin bỏ từ đây
Nếu bạn thích ăn những món ăn cay xé lưỡi, thì nếu muốn du học ở Nhật bạn phải tập ăn uống thanh đạm không gia vị nồng đi thôi.Đa số người Nhật không ăn cay được nên hầu hết thức ăn đều không có ớt, không có vị cay hoặc nếu có thì chỉ phảng phất hương vị cay mà thôi.
Ở Nhật nếu bạn mua chai tương ớt tại siêu thì thì chắc chắn 100% khi mở ra nó sẽ có mùi vị của tương cà Việt Nam.
Ở các nhà hàng, quán ăn, canteen tại Nhật bạn có kiếm mòn mắt cũng sẽ không thấy bóng dáng của những trái ăn hay những chai tương ớt đâu cả.
Thời gian đầu sẽ rất khó với những teen ghiền ăn cay nhưng dần dà nhịn riết rồi cũng quen và bỏ luôn thói quen ăn cay ngay thôi.
5: Không có chuyện ngồi chờ xe buýt “dài cổ”
Người Nhật vốn nổi tiếng là tôn trọng giờ giấc và rất đúng giờ thì những chuyến xe buýt tại Nhật cũng đúng giờ kinh khủng vì thế bạn cứ yên tâm là không phải chờ dài cổ.
Đến Nhật bạn phải cẩn thận ghi lại lịch chạy của xe buýt được dán sẵn ở mỗi bảng thông báo tại các trạm xe buýt, hay bạn có thể dùng máy ảnh hay điện thoại di động chụp vừa nhanh lại vô cùng tiện lợi.
6: Kính già, già để tuổi
Người Nhật nổi tiếng biết cách chăm sóc sức khoẻ và Nhật Bản là đất nước có dân số già rất đông.
Vì thế khi đến Nhật bạn hãy luôn chú ý và giúp đỡ các cụ già nhé. Cụ thể là nhường ghế trên xe buýt, giúp đỡ các cụ qua đường và đặc biệt phải thật lễ phép khi chào hỏi và nói chuyện với các cụ đấy nha.
Hãy là một du học sinh văn minh tại xứ sở xinh đẹp và thú vị này các bạn nhé !
CÔNG TY TNHH DU HỌC HOA SEN 
Trụ sở chính : 58 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 7301 1518 - (08) 7301 1519
Email : info@duhochoasen.com
 
Website: duhochoasen.com | duhochoasen.edu.vn