Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

13 điều đáng học hỏi ở người Nhật Bản

Đất nước và con người xứ sở mặt trời mọc khiến cả thế giới phải nể phục.
1. Bạn có biết rằng trẻ em Nhật làm vệ sinh trường học của chúng mỗi ngày trong vòng 45 phút cùng giáo viên, điều này mở ra một thế hệ người Nhật khiêm tốn và ưa thích sự sạch sẽ.
2. Bạn có biết rằng bất cứ công dân Nhật nào mà có nuôi chó thì phải mang theo túi đựng và túi đặc biệt để hốt phân chó khi chúng ị ra trên đường. Họ giải quyết chuyện đó rất vệ sinh và quyết liệt.
3. Bạn có biết rằng những người lao công (công nhân vệ sinh) ở Nhật được gọi là “Kỹ Sư Sức Khỏe”; họ có thể yêu cầu một mức lương từ 5000 tới 8000 Đô la Mỹ mỗi tháng. Và một người lao công cũng phải trải qua các bài kiểm tra miệng và kiểm tra viết.
4. Bạn có biết rằng nước Nhật không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và họ phải chịu đựng hàng trăm trận động đất mỗi năm, nhưng những điều đó cũng không ngăn cản Nhật trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới trong nhiều năm liền (hiện nay phải tạm đứng thứ 3 vì sự trỗi dậy của Trung Quốc).
5. Bạn có biết rằng thành phố Hiroshima chỉ cần 10 năm đã trở lại thời phát triển kinh tế đầy sôi động của mình sau khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử của Mỹ.
6. Bạn có biết rằng Nhật ngăn cấm việc nói chuyện điện thoại trên các tàu điện và xe bus. Ngồi trong tàu điện hay xe bus ở Nhật Bản lúc nào cũng yên tĩnh y như trong 1 thư viện. Mọi người đọc sách, nghe nhạc, nhắn tin, làm việc, ngủ gật... nhưng không ai gây ồn ào hay làm phiền người khác. Nếu có nói chuyện cũng rất nhỏ nhẹ và khẽ khàng.
                                    Người Nhật khiến thế giới nể phục bởi phong cách sống của mình. Ảnh: Internet
7. Bạn có biết rằng học sinh Nhật Bản từ năm đầu cho tới năm thứ 6 tiểu học phải học về những nguyên tắc xử thế (tạm gọi là đạo đức học thiết thực) để giao tiếp với những người xung quanh.
8. Bạn có biết rằng người Nhật tuy là dân tộc giàu có hàng nhất nhì thế giới, họ cũng không có người giúp việc (osin). Trong gia đình thì cha mẹ chịu trách nhiệm chăm lo nhà cửa và con cái.
9. Bạn có biết rằng không có bất cứ kỳ thi nào từ lớp 1 cho tới lớp 3 ở cấp tiểu học; bởi vì mục tiêu của giáo dục là truyền đạt các khái niệm và xây dựng nhân cách, không phải là thi thố và nhồi sọ.
10. Bạn có biết rằng nếu bạn đến một nhà hàng ăn món tự chọn tự phục vụ (buffet) ở Nhật, bạn sẽ thấy người ta chỉ ăn vùa đủ mà không lãng phí. Không có thức ăn thừa.
11. Bạn có biết rằng tỷ lệ tàu lửa hay tàu điện đến trễ ở Nhật chỉ khoảng 7 giây mỗi năm! Người Nhật trân trọng giá trị thời gian, đến từng phút từng giây.
12. Bạn có biết rằng trẻ em từ khi học mẫu giáo đã tự làm sạch răng và chải răng sau mỗi bữa ăn ở trường; chúng duy trì việc tự chăm sóc sức khỏe ngay từ thuở nhỏ.
13. Bạn có biết rằng sinh viên/học sinh Nhật dành ra khoảng nửa tiếng để ăn một bữa, để đảm bảo cho việc ăn chậm và tiêu hóa tốt. Khi được hỏi về vấn đề này, người Nhật nói: Vì những sinh viên/học sinh đó là tương lai của nước Nhật!
Theo General Knowledge | du hoc Nhat Ban Hoa Sen sưu tầm

Thiếu nữ Nhật vùi mình trong mùn cưa để làm đẹp

Một phương pháp làm đẹp mới mà không phải chịu đau đớn gì đâu.
Hãy quên đi các loại kem giảm béo, đắp bùn, bơm botox. Tất cả những gì bạn phải làm để giữ làn da của bạn được khỏe mạnh và xinh đẹp là tắm mùn cưa lên men. Đó là phương pháp làm đẹp mới của Nhật Bản và hầu như mọi người có vẻ rất thích phương pháp này.
Chỉ cần 15-20 phút được ngâm mình trong mùn cưa từ cây tuyết tùng và cây bách sẽ giúp bạn cải thiện lưu thông máu, làm sạch da và giúp giảm đau cơ. Bạn sẽ đổ mồ hôi như vừa hoàn thành một cuộc đua marathon trong 2 giờ.
Dịch vụ đặc biệt này phát triển mạnh ở Nhật trong thời gian gần đây. Theo Oddity Central, liệu pháp này có cách đây 70 năm. Hiện nay, nó được coi là một phương thuốc thần kỳ chữa mụn trứng cá, thiếu máu, huyết áp cao, béo phì, viêm khớp...
Để làm dịch vụ này trong 15 phút, bạn phải bỏ ra 6.300 yên (1,5 triệu đồng).
Các quý cô thích làm đẹp thì mau lên kế hoạch đến Nhật Bản để tận hưởng phương pháp ngâm mùn cưa lên men này thôi.
OliverẢnh: Odditycentral | Du học Nhật Bản Hoa Sen sưu tầm

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Du học Nhật Bản: ĐH quốc tế hàng đầu Nhật Bản

Rất nhiều sinh viên Việt Nam giành được học bổng du hoc nhat ban xuất sắc từ ngôi trường này.
APU (Ritsumeikan Asia Pacific University ) được đánh giá là một trong những trường ĐH hiện đại nhất tại Nhật Bản, nằm trong khuôn viên thành phố Beppu - một điểm đến du lịch rất được ưa thích.
Nhắc đến ngôi trường, ta nghĩ ngay đến một môi trường đa văn hóa và ngôn ngữ với gần nửa số sinh viên trong trường đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Môi trường đa văn hoá đó cho phép sinh viên phát triển khả năng giao tiếp và làm phong phú thêm vốn hiểu biết của sinh viên.
Tại APU, bạn có thể giao tiếp với sinh viên đến từ 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tương tự như vậy, một nửa số giáo viên của trường cũng bao gồm các giáo sư đến từ hơn 30 quốc gia. Họ cùng với các đồng nhiệp người Nhật góp phần xây dựng nên nền giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế tại APU.

Cái làm nên môi trường đa văn hóa bậc nhất của APU chính là hệ thống giáo dục song ngữ cho phép sinh viên nhập học mà không đòi hỏi khả năng tiếng Nhật. Đối với sinh viên quốc tế theo học bằng tiếng Anh, tiếng Nhật được dạy như một môn ngoại ngữ bắt buộc để đảm bảo cho sinh viên có đủ khả năng phục vụ cho cuộc sống và công việc sau này.
Chương trình đào tạo song ngữ giúp sinh viên có đủ vốn ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp, làm việc cho các công ty đa quốc gia tại Nhật Bản cũng như các nước khác trong khu vực. Sinh viên quốc tế tốt nghiệp chương trình đại học tại APU có khả năng xin được việc làm ngay sau khi ra trường là 97% trong vòng 3 năm qua.Nhiều cựu sinh viên đảm nhận các vị trí cao trong các công ty lớn nhất tại Nhật Bản cũng như các văn phòng chi nhánh tại các nơi khác trên thế giới.
                                                                                 Lớp học hiện đại của APU.
Khuôn viên APU gồm hơn 10 khu nhà: văn phòng điều hành; 2 khu văn phòng giáo viên; nhà C hay còn được goi là sảnh Thiên niên kỉ; Trung tâm truyền thông với phòng đa phương tiện và thư viện có trên 2,4 triệu đầu sách; 2 tòa sảnh sinh viên 2 tầng là nơi tụ họp và giao lưu, biểu diễn nghệ thuật, không gian thuyết trình, tổ chức sự kiện; 2 tòa nhà là các giảng đường và phòng học chuyên đề; khu nhà thể chất với phòng tập thể hình, sân bóng rổ, tennis…. 
Khu kí túc xá hiện đại của APU là nơi dành cho cuộc sống cộng đồng đa văn hoá và là mái nhà đón nhận khoảng 1300 sinh viên quốc tế và Nhật Bản. Sinh viên nước ngoài được đảm bảo có một phòng trong khu ký túc xá này trong thời gian ít nhất là một năm sau khi bắt đầu theo học tại APU.
Khu ký túc xá này bao gồm các phòng đơn, khép kín tiện nghi với bàn làm việc, giường, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, bồn rửa và khu vệ sinh. Ngoài ra còn có phòng kép dành cho những bạn sinh viên muốn có cơ hội giao tiếp nhiều hơn với sinh viên các nước khác. Mỗi tầng được trang bị khu nhà bếp, phòng khách và buồng tắm. Sinh viên cư trú trong khu ký túc xá này có thể sử dụng tối đa 24/24 giờ phòng máy tính, TV, máy bàn đồ uống và thực phẩm tự động, phòng họp và khu giải trí.
                                                                               Một góc campus hiện đại của APU.
Đúng như cái tên gọi “môi trường đa văn hóa”, cuộc sống sinh hoạt của sinh viên APU luôn tràn ngập màu sắc. Có khoảng 200 câu lạc bộ và tổ chức sinh viên tại APU hoạt động trên các lĩnh vực như thể thao, văn hóa nghệ thuật, hát và nhảy, tình nguyện, kinh doanh... Hầu hết các sinh viên trường tham gia nhiều hơn một câu lạc bộ để có thêm cơ hội gặp gỡ, giao lưu với bạn bè trên thế giới, cũng như giải trí thông qua những hoạt động ưa thích, hay thử nghiệm những ý tưởng mới bên ngoài lớp học. Một số câu lạc bộ mạnh tại APU được tham gia những buổi biểu diễn, thi đấu, tranh giải trong và ngoài nước Nhật. Thêm vào đó, nếu bạn chưa tìm được một câu lạc bộ nào thực sự thích hợp với mình, bạn có thể kêu gọi thêm bạn bè và tự lập ra câu lạc bộ theo ý thích riêng của mình

Girl Amser kể chuyện du học Nhật Bản

Nghe Cindy Nguyễn tâm sự về bí quyết 'rinh' học bổng, và cả kinh nghiệm đối phó với động đất tại đất nước mặt trời mọc nhé!

Chào Cindy, trước khi nghe bạn chia sẻ những bí quyết "chộp" học bổng cũng như cuộc sống tại Nhật Bản, iOne muốn biết Cindy suy nghĩ như thế nào trước thảm họa động đất và sóng thần mà những người dân tại đất nước bạn đang theo học đang phải gánh chịu?

Thực sự mình thấy rất đau lòng khi chứng kiến thảm họa mà các bạn Nhật đang hứng chịu. Có nhiều bạn đang băn khoăn có nên sang Nhật để học tiếp, hay một số bạn đắn đo có nên trở về nhà… Mình nghĩ rằng, mọi người nên suy xét thật kỹ để có một quyết định đúng đắn.
Ngày hôm qua, mình có nhận được email từ trường đại học Ritsumeikan Asia Pacific (APU) là trường vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Trường mình học ở phía Nam nên không bị thiệt hại nào về vật chất. Nếu không có biến cố nào ảnh hưởng tới phía Nam, tháng tới, mình sẽ quay lại Nhật để tiếp tục học tập.
Mới đây, lò phản ứng hạt nhân số 4 tại Nhật đã nổ gây nhiễm phóng xa, rồi ngay tối qua, một trận động đất tiếp theo lại xảy ra. Sang Nhật vào dịp này, Cindy không lo miền Nam cũng có thể phải gánh chịu một thảm họa khác?
Hiện nay có rất nhiều tin đồn về những dư chấn và một số những thảm họa khác có thể xảy ra ở Nhật nhưng mình nghĩ các bạn nên chọn lọc thông tin từ những nguồn tin cậy. Nhật Bản vẫn được gọi là "vành đai lửa" và chuyện động đất ở Nhật cũng là chuyện đã xảy ra nhiều. Trận động đất vừa rồi quá lớn gây thảm họa nặng nề nên thế giới mới quan tâm và lo ngại đến thế. Mình cũng hỏi các anh chị đã sống 3, 4 năm ở những vùng hay xảy ra động đất, mọi người ít nhiều cũng có kinh nghiệm đối phó với động đất rồi. Ở thời điểm này chắc chắn Nhật Bản sẽ có những cảnh báo cẩn thận cho người dân về những diễn tiến tiếp theo của thảm họa. Tuy nhiên, các bạn cũng nên tự học hỏi một số kinh nghiệm để cảnh giác nếu có bất cứ sự việc nào đáng tiếc xảy ra.
Hôm nay lên facebook mình cũng thấy rất nhiều những dòng tin nói về mưa axit và phóng xạ từ Nhật bay đến Việt Nam. Mình không biết 1, 2 tuần hay 1 tháng nữa câu chuyện sẽ tiếp diễn thế nào còn ngay hiện nay thì sự ảnh hưởng đó chưa tới phía Nam Nhật Bản chứ đừng nói đến Việt Nam.
Trong trường hợp xảy ra động đất, các bạn nhớ tìm một chỗ trốn vững chắc và có không khí trong nhà tránh những nơi có đồ vật dễ đổ vỡ hoặc nếu ở ngoài đường hãy tìm những khoảng đất trống và ngồi/nằm sát xuống đường.
- Cindy muốn gửi lời nhắn nhủ nào tới các du học sinh du học Nhật Bản?
Mình hi vọng các bạn nhanh chóng lấy lại được tinh thần và nếu bạn nào trong vùng nguy hiểm có thể nhanh chóng được an toàn hoặc nếu muốn có thể trở về Việt Nam. Hiện nay, các du học sinh phía Nam cũng đang dốc lòng đóng góp và sẻ chia với những bạn ở vùng ảnh hưởng của động đất. Các bạn cùng với những người dân Nhật Bản thực sự là những con người dũng cảm.
- Cám ơn Cindy vì những chia sẻ vừa rồi, còn bây giờ cùng "lục lọi tủ kinh nghiệm" của Cindy nhé. Mùa tuyển sinh sắp tới rồi. Chúng tớ đang đau hết cả đầu làm hồ sơ du học. Hiện là du học sinh tại Nhật, Cindy cho chúng tớ vài gợi ý làm thế nào để nhận được học bổng từ đất nước mặt trời mọc đi!
Giống như nhiều nước thì các bạn chuẩn bị CV thật đẹp. Một bài luận nổi bật với bảng thành tích học tập khá, điểm TOEFL, IELTS cao sẽ làm sáng hồ sơ của bạn. Mình comment nữa là, các bạn nên sử dụng cái gì đó độc đáo làm nổi bật mình lên như gửi kèm một clip đặc biệt giới thiệu về mình, về những khả năng như: hát, múa… hay gửi những bức ảnh, một vài tác phẩm do chính mình tạo ra… Những cái đó sẽ tạo điểm nhấn và gây ấn tượng riêng cho hồ sơ đấy.
Bản thân mình trước đây gửi hồ sơ qua APU , mình đã làm thêm một bài luận nói về gia đình mình và clip về cuộc sống của mình ở Việt Nam. Mình muốn cho họ thấy, mình là cô gái Việt Nam như thế nào để không bị nhầm lẫn với những hồ sơ khác.
                                                       Cindy Nguyen - cựu Amser xinh đẹp.
- Mình tò mò một chút. Điều gì tại Nhật khiến bạn ấn tượng và xin học bổng vào đó trong khi xu hướng du học bây giờ là sang Mỹ và Úc?
Nhật Bản là đất nước có bề dày truyền thống với nhiều nét văn hóa rất đặc sắc. Mình cũng là một cô nàng khá "truyền thống" nên dù có 2 bộ hồ sơ ở Mỹ đã được nhận, mình vẫn chọn Nhật Bản. Truyền thống nhưng mình cũng thích đi nhiều nơi để khám phá những nét văn hóa mới. Và mình nghĩ, xứ sở hoa Anh Đào sẽ có nhiều điều để khám phá hơn một nền văn hóa đa sắc tộc như ở Mỹ.
- Những khó khăn mà bạn gặp phải khi sang du hoc nhat ban là gì?
Cũng kha khá đấy. Đầu tiên là đối mặt với nỗi nhớ nhà da diết. Tuần đầu tiên, mình đã khóc rất nhiều. Hai ngày đầu, thậm chí mình còn tự nhốt mình trong phòng vì cảm thấy lạ lẫm với không gian ở đây quá. Nhưng sau một thời gian thì có sự giúp đỡ của rất nhiều anh chị Việt Nam khóa trước, dần mình bị cuốn vào công việc, học hành và rồi thấy cuộc sống trôi đi tốt đẹp hơn nhiều.
Ban đầu khi sang đó, mình cũng lo lắng vì Nhật Bản như mọi người nói là đất nước làm việc căng thẳng, cuộc sống rất dồn dập. Nhưng khi được học ở APU, mình thích lắm. Đó là một môi trường rất quốc tế (APU là trường ĐH có nhiều sinh viên quốc tế nhất Nhật Bản) và phù hợp với tính cách của mình.
- Nghe cách bạn kể chuyện rất hào hứng về APU, mình đoán, Cindy đã tìm thấy rất nhiều điều thú vị khi trực tiếp học tập tại xứ sở hoa Anh Đào? Kể cho bọn mình một chút đi!
Tại APU có rất nhiều CLB giới thiệu các nét truyền thống Nhật Bản lắm. Nào là CLB trà đạo, đấu kiếm, nấu ăn, nhảy, rồi được tham gia các lễ hội rất hay như lễ hội hoa anh đào, tuần lễ truyền thống của các nước… Mỗi tháng 2 lần bọn mình lại được gặp gỡ sinh viên các khóa. Đó là nơi mọi người sẽ trao đổi kinh nghiệm học hành, nấu ăn, giúp đỡ nhau học tiếng Nhật, tiếng Anh…
Ở Nhật, mình cũng được trải nghiệm khá nhiều thứ. Hiện mình làm cho VN Explore tổ chức của cộng đồng sinh viên Việt Nam ở APU và dự định của mình là vực dậy tờ báo của tổ chức này mà trước đây từng được các bạn yêu thích. Bản kế hoạch của mình đã được thông qua, hi vọng trong kỳ sau mình sẽ thực hiện được dự định đó.
À, còn nữa, dịp vừa rồi mình cũng được thoả mãn sở thích tổ chức sự kiện khi cùng hai chị tại VN Exprore tổ chức dạ tiệc đầu tiên cho cộng đồng Việt nam ở APU. Tuy lúc đầu cũng hơi lo vì bọn mình phải tự lo tất cả trang thiết bị rồi phải tập cho các bạn biết nhảy, biết đi catwalk để tổ chức thi King and Queen… Có những đêm, mấy chị em cứ ngồi bàn bạc suốt để sao cho hoàn thành tốt dạ tiệc. Nhưng cuối cùng, tất cả đã thành công. Không chỉ các bạn Việt Nam mà một vài bạn sinh viên quốc tế cũng đến tham dự chương trình. Mọi người đều có ấn tượng tốt với buổi prom này và muốn lần sau bọn mình tổ chức cho sinh viên quốc tế nữa.
Chỉ trong mấy tháng mà mình đã có rất nhiều điều thú vị tại APU, có lẽ một lúc thì khó mà kể hết được. (Cười).
Hòa đồng với các bạn bên Nhật.

Với mình, truyền thống không phải là cứ ngồi một chỗ, đọc sách, đan lát hay nấu ăn. Mình thích cũng thích đọc sách, viết văn nhưng thích cả tham gia các sự kiện, hoạt động ngoại giao, thích xê dịch, khám phá, trải nghiệm nhiều thứ. Nét truyền thống là điểm mạnh của mình, giúp mình nhạy cảm hơn trong việc hiểu tâm lí của người khác và khéo léo hơn trong công việc. Điều này có lợi rất nhiều trong công tác ngoại giao. Những cô gái truyền thống bây giờ không nhiều nên có thể trở thành "truyền thống" lại trở thành điều gì đó đặc biệt hơn một chút thôi.- Tự nhận mình là người "truyền thống" nhưng qua những lời kể cả Cindy, mình chỉ hình dung ra một cô gái rất hiện đại và tự tin, đối lập hoàn toàn với "thiếu nữ truyền thống" theo cách số đông vẫn hiểu!
- Chà! Một cô gái hấp dẫn với nét truyền thống lại trẻ trung, xinh đẹp và nổi bật với rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, chắc chắn Cindy được nhiều chàng để ý lắm!
Cũng không nhiều đâu (cười). Nếu có cũng là một điều may mắn giúp mình gặp gỡ nhiều bạn bè hơn để chia sẻ trải nghiệm và học hỏi trong cuộc sống. Còn những thứ xa hơn, ở thời điểm này thì mình tạm không nghĩ đến.
Cindy Nguyễn (Nguyễn Phương Anh)
Ngày sinh: 22/9/1992
-Du học sinh tại ĐH Ritsumeikan Asia Pacific, Nhật Bản
-Cựu học sinh THPT chuyên Amsterdam
- Miss Phong Cách "Ngày Hội Anh Tài 2010"
- Giải Ba học sinh giỏi Văn thành phố
- Huy chương vàng Khiêu vũ thể thao thành phố Hà Nội (nội dung Tango và Waltz)
Trang Chóe

Tập ăn cá sống và từ bỏ món cay khi du học Nhật Bản

Học chăm chỉ tiếng Nhật đi, đừng hỏi nhiều!
Muốn du học Nhật Bản thì điều kiện đầu tiên là thành thạo ngoại ngữ rồi. Ở Nhật, ngoài tiếng Anh thì bạn phải dắt lưng cả vốn tiếng bản xứ cho thật nhuyễn nữa.
Tiếng Anh khá thông dụng tại bậc sau đại học nhưng ở bậc đại học, trừ một số chương trình quốc tế, các bài giảng và tài liệu đều dùng tiếng Nhật. Ngoài ra, tiếng Nhật còn được sử dụng ở hầu hết các hội thảo khoa học và các tạp chí trong nước. Tiếng Nhật cũng cần thiết cho bạn trong đời sống sinh hoạt do khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của người Nhật không cao. Tất cả các bảng hiệu, cửa hàng, thậm chí là thực đơn… đều được ghi hoàn toàn bằng tiếng địa phương, rất ít khi ghi kèm thêm một loại ngoại ngữ nào khác.
Nếu bạn siêu tiếng Anh còn tiếng Nhật thì mù tịt. Lời khuyên dành cho bạn là hãy mau mau đăng kí một khoá tiếng Nhật và chăm chỉ cày trước khi đăng kí du học tại một trường Đại học nào đó tại đất nước sushi nhá!
Kính già, già để tuổi cho...
Người Nhật nổi tiếng biết cách chăm sóc sức khoẻ và Nhật Bản là đất nước có dân số già rất đông. Vì thế khi đến Nhật bạn có thể sẽ ngạc nhiên: Ồ, ở đây sao nhiều cụ già đến vậy? Hehe, có thể bạn sẽ phải thường xuyên nhường ghế trên xe buýt, giúp đỡ các cụ qua đường và đặc biệt phải thật lễ phép khi chào hỏi và nói chuyện với các cụ đấy nha.
Tập ăn cá sống cho bằng được!
Chắc chắn có nhiều teen nhà ta không dám đụng đũa đến huống chi là đưa những miếng cá sống vào miệng. Tuy nhiên nếu bạn muốn du học tại Nhật Bản thì trước tiên phải tập ăn bằng được món cá sống này.
Ở Nhật, món cá này có ở khắp nơi trên đường phố, bạn sẽ thấy rằng, ăn chúng tuyệt ngon và chất lượng vệ sinh cũng như độ an toàn thì... khỏi phải bàn. Thế thì người Nhật mới sống được bao lâu nay mà không bị tiêu chảy hay mắc bệnh về đường ruột liên tục do chén phải món cá này chứ, phải không nào?
Thi cử ở Nhật cũng cam go phết!
Ở Nhật Bản, đa số các trường đại học, cao đẳng và cao học đều là dân lập, còn các trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ là của quốc gia hoặc thuộc hệ thống công lập.
Ngoài việc tổ chức kỳ thi tuyển, nhiều trường đại học ở Nhật có chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho du học sinh. Một số nơi chọn sinh viên căn cứ theo điểm kiểm tra năng lực tiếng Nhật và kỳ thi dành cho du học sinh tự túc nước ngoài. Kỳ thi này do Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản tổ chức. Ngành nhân văn thi Toán, Sử thế giới, Anh văn; ngành khoa học thi Toán và 2 trong 3 môn Lý, Hóa, Sinh.
Nếu muốn tham dự các chương trình cao học chính quy bạn phải qua kỳ thi tuyển. Thí sinh sẽ làm bài kiểm tra viết các môn như tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, chuyên môn và thi vấn đáp. Đối với nghiên cứu sinh thì phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học.
Để vào học cao đẳng thì phải đậu kỳ thi đầu vào do nhà trường tổ chức. Thi tuyển vào trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ được tổ chức bằng cách kết hợp như xét hồ sơ, phỏng vấn, thi tiếng Nhật, môn học, làm bài luận, kiểm tra kỹ năng, năng khiếu.
Ai thích ăn cay xin bỏ từ đây!
Nếu bạn thích ăn những món ăn cay xé lưỡi, du học Nhật, bạn phải tập ăn uống thanh đạm không gia vị nồng đi thôi. Đa số người Nhật không ăn cay nên hầu hết thức ăn không có ớt, không có vị cay hoặc nếu có thì chỉ phảng phất.
Ở Nhật nếu bạn mua chai tương ớt tại siêu thị thì chắc chắn 100% khi mở ra nó sẽ có mùi vị của tương cà Việt Nam.
Tại các nhà hàng, quán ăn, canteen ở Nhật bạn có kiếm mòn mắt cũng sẽ không thấy bóng dáng của những trái ớt hay những chai tương ớt đâu cả. Có lẽ, thời gian đầu sẽ rất khó với những teen ghiền ăn cay, nhưng dần dà nhịn riết rồi cũng quen thôi!
Không có chuyện ngồi chờ xe buýt “dài cổ” đâu nhé. Người Nhật vốn nổi tiếng là tôn trọng giờ giấc và rất đúng giờ. Thế nên, chẳng có chuyện bạn phải chờ xe buýt dài cổ đâu. Để cho chắc ăn, bạn nên cẩn thận ghi lại lịch chạy của xe buýt được dán sẵn ở mỗi bảng thông báo tại các trạm xe buýt, hay bạn có thể dùng máy ảnh, điện thoại di động chụp nhanh mà cũng tiện.
Theo Go

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Nhan sắc huyền thoại geisha Nhật Bản gây sốt

Vẻ đẹp của một thiếu nữ geisha vào đầu thế kỷ 20 khiến không ít người phải trầm trồ ngưỡng mộ.
 Cộng đồng chia sẻ ảnh trực tuyến Flickr mới đây đã xôn xao về loạt ảnh hiếm có về một huyền thoại geisha Nhật Bản ở Tokyo vào đầu thế kỷ 20 trong bộ áo kimino và mái tóc và mái tóc búi cao truyền thống.
 Vẻ đẹp không tì vết của thiếu nữ geisha tên Hawaryu này đã khiến cư dân mạng phải trầm trồ, đồng thời tạo nên một cơn sốt săn lùng hình ảnh của mỹ nhân cách đây một thế kỷ này.
 Khó thể đoán được trong loạt ảnh này Hawaryu bao nhiêu tuổi, nhưng dựa vào cách quấn tóc có thể đoán thiếu nữ này tầm dưới 20 tuổi, và có thể là một maiko (geisha học việc).
 Theo lời của người phát hiện và đăng tải loạt ảnh - một phóng viên ảnh người Mỹ đang sinh sống tại Nhật có tên Okinawa Soba, loạt ảnh được chụp vào năm 1910, chỉ vài năm trước khi nghề geisha trở nên thoái trào ở Nhật.
 Nghề geisha thịnh hành nhất ở Nhật Bản vào thế kỷ 18. Công việc của các kỹ nữ cao cấp này là "mua vui" cho các khách nam bằng cách trò chuyện, tâm sự hoặc nhảy múa, ca hát.
 Thiếu nữ geisha e ấp bên nhánh hoa mẫu đơn.
 Phong cách và trang phục của thiếu nữ này được cho là ăn mặc như thời Minh Trị (1868-1912).
Vẻ đẹp thanh nhã và đượm chút u buồn của Hawaryu khiến không ít người cảm thấy tiếc nuối cho một huyền thoại nhan sắc của Nhật Bản.
 Hai nhiếp ảnh gia thực hiện loạt hình này là Shisui Naruse và Yoto Tsukamoto, hai tay máy trứ danh vào đầu thế kỷ XX.
Trước những năm 1920, ở Nhật Bản có khoảng 80.000 geisha, tuy nhiên trong và sau Thế chiến thứ II, số lượng geisha đã giảm sút một cách nghiêm trọng. Hiện tại, có khoảng 2.000 phụ nữ đang hành nghề geisha như một nghề truyền thống ở Nhật. 

Mai MaiẢnh: Flickr
Theo Du hoc Nhat Ban Hoa Sen  

La cà những khu mua sắm tuyệt nhất Tokyo

Nếu bạn có cơ hội du hoc Nhat Ban hay du lịch tại Nhật Bản thì bạn không nên bỏ qua Tokyo. Tokyo nổi tiếng là một trong những 'thiên đường mua sắm' bậc nhất thế giới, bạn có thể tìm thấy vô số những món đồ ưa thích cho mình như khu: Omotesando Hills, Shimokitazawa hay Harajuku.

 
Tọa lạc ngay trung tâm phố Shibuya, khu thương mại phức hợp Omotesando Hills rộng 34.000 m2 ở Omotesando chắc chắn sẽ thỏa niềm đam mê mua sắm của bạn.
Khu phố trải dài 1km này có đến hơn 100 nhà hàng, thẩm mỹ viện, quán cà phê và shop thời trang hàng hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Gucci, Zara, Prada,The Body Shop… Omotesando Hills vốn nổi tiếng là nơi biến những tín đồ shopping trở nên khác biệt và nổi bật nhất.
 Omotesando Hills nằm ở một trong những khu vực xanh của thành phố, bên ngoài khu thương mại này là những hàng cây Zelkova rợp bóng.
 Khu mua sắm rộng rãi này mở cửa từ 11 giờ sáng đến 9 giờ tối các ngày trong tuần, trừ chủ nhật chỉ mở cửa đến 8 giờ tối.
2. Roppongi Hills
 Một tòa nhà trung tâm mua sắm và tham quan cực kỳ nổi tiếng khác nữa ở Tokyo đó là Roppongi Hills (cao 54 tầng).
 Đến đây, bạn sẽ tìm thấy đủ các loại mặt hàng thời trang nổi tiếng thế giới, từ nước hoa Hugo Boss đến các hãng quần áo thời trang dành cho nam và nữ như Diane von Furstenberg, Banana Republic, Zara…
 Hơn thế, nơi đây còn có các cửa hàng Nhật Bản độc đáo chuyên bày bán những mẫu thiết kế đồ trang sức của hãng Yoshinob.
Ngoài ra, Roppongi Hills còn có khách sạn 5 sao Grand Hyatt Tokyo, một rạp chiếu phim, một đài quan sát toàn thành phố, cho bạn và gia đình những giây phút giải trí không thể nào quên.

3. Cửa hàng đồ lưu niệm Oriental Bazaar
 
 Khách du lịch tìm đến Oriental Bazaar ở Shibuya sẽ cảm thấy hài lòng và thích thú với những món đồ cổ có từ năm 1916 ở Nhật Bản.
 Oriental Bazaar có tất cả những đồ liên quan đến văn hóa Nhật như bộ quần áo Kimono dành cho trẻ em và người lớn, chìa khóa hình mèo Hello Kitty, tranh sơn mài, tranh nghệ thuật và rất rất nhiều các món đồ cổ khác nữa.

4. Khu mua sắm Harajuku


Harajuku là địa điểm nổi tiếng thế giới với những cửa hàng mang phong cách và trào lưu thời trang đang rất thịnh hành trong giới trẻ Nhật và châu Á. Con phố dài 400m này có hai phố mua sắm chính là Takeshita Dori và Omotesandō.


Giống như Omotesando Hills, Harajuku có hàng dãy những thương hiệu nổi tiếng thế giới với nền văn hóa và thời trang cao cấp nhất.

Khi đến đây, bạn sẽ bắt gặp những bạn trẻ vận đồ váy xếp mang phong cách Gothic Lolita Punk độc đáo tại khu vực nhà ga Harajuku. Nơi đây cũng có quán cà phê, cửa hàng đồ ăn nhanh và các cửa hàng một giá.

5. Koenji
Là khu mua sắm nổi tiếng với các mặt hàng quần áo second-hand, Koenji không chỉ có các loại quần áo cũ trong nước mà còn bán các loại quần áo cũ nhập từ các nước khác như Anh, Pháp, Mỹ, Italy…


Ngoài quần áo cũ là mặt hàng chủ yếu, nơi này còn có rất nhiều các cửa hàng bán phụ kiện, thực phẩm và dịch vụ.
6. Shimokitazawa
  Nếu yêu thích phong cách thời trang Bohemia phóng khoáng mang hơi hướng cổ điển thì khu mua sắm nổi tiếng Shimokitazawa là điểm đến lý tưởng cho bạn.
 Với hệ thống cửa hàng như Shimokitazawa Garage Department ,Village Vanguard… bày bán đủ các loại mặt hàng từ quần áo thời trang vintage, đồ trang sức, mũ, túi xách, xe đạp đến máy đĩa hát cổ Viny.
 Shimokitazawa được xem là “Thiên đường đồ cũ”, nơi tập trung rất nhiều cửa hàng bán đồ hiếm và đồ cổ điển.
 Nơi này lúc nào cũng tấp nập các bạn trẻ tại các trường đại học gần kề và khách du lịch khắp nơi qua lại và mua sắm.
Theo CNN